4.2 C
New York
Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

Bát danh hương Quảng Bình, tập 7: Võ Xá

- Advertisement -

Bát danh hương Quảng Bình, tập 7: Võ Xá

Bát danh hương Quảng Bình, tập 7: Võ Xá

Làng Võ Xá, nay thuộc xã Võ Ninh, huyện Quảng Ninh. Làng Võ Xá, xưa cũng là một làng quê giàu truyền thống văn hóa nên được chọn xếp vào nhóm danh hương văn vật của Quảng Bình. Võ Xá là mảnh đất được thiên nhiên ưu đãi với vị trí chiến lược có sông dài chạy qua từ Nam ra Bắc, có đầm lầy phía Tây và cồn cát phía Đông. Sông Bình Giang (Kiến Giang) đoạn chảy qua huyện Quảng Ninh thì chia thành hai chi. Một chi chảy về phía Tây Bắc qua Văn La hợp với sông Nhật Lệ mà ra biển; một chi chảy thẳng ra Bắc qua Võ Xá.

Làng Võ Xá lập nghiệp trên cồn cát, xung quanh là những đầm lầy, chỉ có con đường độc đạo là đường thiên lý (Quốc lộ 1A) chạy dọc xuyên qua làng. Do có vị trí lợi hại đó mà chúa Nguyễn những ngày đầu đặt chân đến phương Nam đã chọn Võ Xá làm nơi xây dựng đồn lũy dinh cơ. Dinh Võ Xá (Đạo Lưu Đồn) là nơi đồn binh trấn thủ 10 cơ binh của chúa Nguyễn nên còn có tên gọi là Dinh Mười.

Về Nho học tuy không có người đỗ đại khoa song về số lượng cử nhân thì Võ Xá đứng đầu huyện Quảng Ninh với 4 vị trên tổng số 34 vị toàn huyện. Dưới triều Nguyễn, làng Võ Xá có một gia đình 4 cử nhân gồm các ông: Trần Văn Tịnh đỗ cử nhân năm Thiệu trị thứ nhất (1841); Nguyễn Văn Thận con trai ông Tịnh, đỗ cử nhân năm Tự Đức thứ 3 (1850) làm quan đến chức Tuần vũ sau khi mất được truy phong hàm Thượng thư. Ông Nguyễn Thúc Uý (con ông Thận) đỗ cử nhân năm Thành Thái thứ 3 (1891) và Nguyễn Thúc Khẩn (em ông Uý) đỗ cử nhân năm Thành Thái thứ 15(1903). Theo tài liệu truyền miệng thì Võ Xá còn có 2 vị là Phạm Quang Sính học rộng từng thi đỗ cử nhân khoa thi năm 1897, vì không chịu lạy tạ ơn viên Công sứ Pháp nên không được công nhận và ông Lê Tốn đỗ cử nhân năm 1900 cũng vì coi thường bọn quan lại Pháp mà không được thừa nhận. Cả hai ông sau đó đều về quê làm nghề dạy học… Ngoài ra Võ Xá còn có 17 vị đỗ tú tài Nho học.

Về võ học ở làng Võ Xá có 2 người nổi tiếng là Lê Sĩ – đỗ Tạo sĩ (Tiến sĩ võ) làm đến chức Hữu quân Đô thống trong quân đội triều Nguyễn và Phạm Sĩ đỗ cử nhân làm đến chức Chưởng vệ và được thăng hàm nhị phẩm.

Võ Xá cũng là một làng có nhiều nhân tài. Nổi bật nhất là trong số các danh nhân của làng Võ Xá là Lê Sĩ một danh tướng trung liệt. Suốt 40 năm làm võ tướng, ông đã phục vụ tận tụy 4 triều vua từ Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức đến Hiệp Hòa. Là một võ tướng tài ba, ông là người trung thành và luôn tận tụy công việc, với triều đình. Lê Sĩ từng được triều Nguyễn trao cho nhiều chức vụ quan trọng như: Chưởng quân Hữu dực, Tả dực Doanh vũ Thống chế, Hữu quân Đô thống. Ông là người trực tiếp chỉ huy lực lượng bảo vệ bờ biển ở những vị trí xung yếu. Trong trận đầu liên quân Pháp – Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Việt Nam, Lê Sĩ đã chỉ huy quân lính chiến đấu rất kiên cường gây cho giặc nhiều thiệt hại ở Đà Nẵng. Năm 1883, trong trận Pháp tấn công cửa Thuận An, Lê Sĩ đã chỉ huy quân đội chống trả kịch liệt cuộc tấn công của quân Pháp trong sự chênh lệch về lực lượng và vũ khí. Ông đã chiến đấu rất ngoan cường và hy sinh anh dũng trong trận chiến lịch sử đó.

“Võ Xá cũng là nơi hội tụ của nhiều anh hùng hào kiệt nổi danh một thời như Thuận Nghĩa hầu Nguyễn Hữu Tiến, Đốc chiến Chiêu Vũ hầu Nguyễn Hữu Dật. Và cũng tại đây con trai của Nguyễn Hữu Dật là Hào Lương hầu Nguyễn Hữu Hào kéo quân đi chinh phạt Chân Lạp rồi chiến thắng trở về”.

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,415Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm