7 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Tuyên truyền đào tạo nghề và tạo việc làm: Cần linh hoạt và sáng tạo

- Advertisement -

(Xã hội) – 1. Lãnh đạo một huyện nọ băn khoăn chia sẻ, trong vô vàn khó khăn của công tác giảm nghèo ở địa phương, nan giải nhất chính là đào tạo nghề và tạo việc làm mang tính bền vững cho người lao động. Trong đó, tuyên truyền sao cho đúng, cho kịp thời, cho sâu sát và “đánh trúng” tâm lý của người lao động lại càng thách thức hơn.
 
Thực tế tại nhiều địa phương cho thấy, công tác tuyên truyền về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và xuất khẩu lao động chưa được thường xuyên, sâu rộng, chưa bám sát thực tiễn và chưa hiểu rõ tâm tư, suy nghĩ của người dân. Dẫn đến việc tuyển sinh học viên đào tạo nghề còn chậm, số lao động đi xuất khẩu chưa đồng đều giữa các xã, thậm chí, ở một số xã, số lao động đi xuất khẩu đạt thấp.
 
Bên cạnh đó, việc hỗ trợ, tạo điều kiện, giới thiệu và tư vấn việc làm cho người học nghề chưa tích cực. Chất lượng học viên một số lớp sau khi đào tạo nghề chưa bảo đảm yêu cầu đề ra. Mức thu nhập về sản phẩm của lao động được đào tạo nghề vẫn còn thấp. Thậm chí, nhiều học viên được đào tạo nghề nhưng không duy trì được nghề, chưa thực sự áp dụng kiến thức học nghề để mưu sinh với nghề đã học. “Chìa khóa vàng” xuất khẩu lao động cũng chưa được tuyên truyền sâu rộng nhằm đem lại sự hiểu biết, lợi ích để người lao động quyết tâm thực hiện. Mặt khác, sự phối hợp giữa các tổ chức, đoàn thể, doanh nghiệp tuyển dụng lao động trong công tác tuyên truyền cũng chưa chặt chẽ.
 
2. Tại một địa phương khác, riêng việc đẩy mạnh đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đã gặp nhiều khó khăn, thách thức. Bên cạnh nguyên nhân chủ quan, như: sức khỏe, kỹ năng và trình độ ngoại ngữ của lao động không đáp ứng được nhu cầu; tâm lý người lao động không muốn đi xa, sợ rủi ro…, các yếu tố khách quan lại là trở ngại lớn (tình hình suy thoái kinh tế, chính trị bất ổn ở một số thị trường lao động nước ngoài truyền thống; một số đơn vị tuyển dụng lao động được Cục quản lý lao động ngoài nước giới thiệu chưa tạo được niềm tin cho người lao động trong vấn đề tuyên truyền, tư vấn xuất khẩu lao động…).
 
Thực tế trên khiến việc tuyên truyền xuất khẩu lao động cho người dân tại địa phương trở thành “nhiệm vụ bất khả thi” bởi cán bộ nói, người dân không tin, thậm chí lại đặt trọn niềm tin vào các “đường dây” không đủ uy tín, chất lượng, khiến “tiền mất tật mang”… Do đó, chỉ tiêu đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài của địa phương này đạt thấp so với kế hoạch đề ra mặc dù chính quyền, tổ chức, đoàn thể đã rất nỗ lực, người dân cũng khá mặn mà.
 
3. Đào tạo nghề và tạo việc làm luôn là “nhiệm vụ kép” trong xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống người dân, đặc biệt ở những vùng khó khăn. Để làm tốt công tác này, trước hết, công tác tuyên truyền phải thực sự mang lại chất lượng, hiệu quả, bám sát thực tiễn, nắm và hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng của người dân.
 
Đồng thời, khâu tuyên truyền cần chú trọng các điển hình thoát nghèo nhờ đào tạo nghề nổi bật, đủ sức hút, gây dựng niềm tin cho bà con. Phương tiện tuyên truyền cũng cần linh hoạt chủ động hơn, không nên chỉ áp dụng các biện pháp truyền thống, như: thông qua mạng xã hội, diễn đàn… hoặc lồng ghép trong các hoạt động thường kỳ của các tổ chức, đoàn thể.
 
Quảng Hạ

Nguồn tin:Báo Quảng Bình
Link bài gốc: https://baoquangbinh.vn/xa-hoi/202009/tuyen-truyen-dao-tao-nghe-va-tao-viec-lam-can-linh-hoat-va-sang-tao-2181340/
- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,401Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm