5.3 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Covid-19 và xuất khẩu lao động

- Advertisement -

(Xã hội) – Sau hơn 1 năm xuất hiện và bùng phát trên toàn thế giới, đại dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế-xã hội của Việt Nam nói chung và Quảng Bình nói riêng. Dịch bệnh khiến toàn tỉnh có khoảng 2.500 doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô sản xuất, kinh doanh hoặc tạm dừng hoạt động, nhiều đơn vị buộc phải thông báo phá sản, dẫn đến gần 25.000 lao động mất việc làm hay làm việc cầm chừng (thống kê đến cuối năm 2020-PV).
 
Cùng với tình trạng này, hoạt động xuất khẩu lao động cũng lâm vào tình cảnh bế tắc, dù cho Quảng Bình luôn được đánh giá là địa phương có số lượng lao động đi làm việc nước ngoài ở mức cao so với cả nước.
 
Dịch bệnh đã làm đảo lộn mọi tính toán của cơ quan quản lý Nhà nước, khi đến cuối năm 2020, cả tỉnh chỉ có khoảng 2.100 lao động ra nước ngoài làm việc theo hợp đồng có thời hạn, chỉ đạt 57% kế hoạch năm 2020 và bằng 50% so với năm 2019. Người lao động chủ yếu được xuất khẩu qua các thị trường truyền thống, như: Nhật Bản (450 lao động), Đài Loan (690 lao động), Malaysia (180 lao động). Đặc biệt, số lượng lao động đến Hàn Quốc giảm nhiều so với các năm trước, khi chỉ có 80 người đặt chân đến xứ sở Kim Chi trong năm 2020 (giảm 370 người so với năm 2019).

Covid-19 và xuất khẩu lao độngHoạt động đào tạo kỹ năng tại Trung tâm dịch vụ việc làm thanh niên Quảng Bình.

Có thể khẳng định, xuất khẩu lao động thời gian qua đã mang đến nhiều lợi ích thiết thực khi người lao động được rèn luyện trong các môi trường tự động hóa cao, đồng thời nguồn thu nhập không chỉ nuôi sống bản thân mà còn hỗ trợ gia đình và tích lũy để tạo dựng sinh kế sau khi kết thúc hợp đồng lao động.
 
Tuy nhiên, tình trạng dịch bệnh Covid-19 đang có những diễn biến hết sức phức tạp với số ca mắc mới, số ca tử vong và các biến thể khó lường trên toàn thế giới, đặt công tác xuất khẩu lao động vào tình huống hết sức ngặt nghèo. Khó khăn là vậy, nhưng chúng ta không thể bị động trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực xuất khẩu mà luôn sẵn sàng các phương án đưa người lao động tiếp tục thực hiện các hợp đồng làm việc ở nước ngoài khi có điều kiện thuận lợi.
 
Do đó, để đạt được mục tiêu trong năm 2021 và những năm tiếp theo, các địa phương trong tỉnh cần tiếp tục tăng cường công tác tuyên truyền để người lao động nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, không bỏ trốn, không cư trú bất hợp pháp ở nước ngoài, nhất là thị trường Hàn Quốc. Các đơn vị, trung tâm dịch vụ việc làm thường xuyên cập nhật các chương trình tuyển chọn để mở rộng thị trường lao động có việc làm ổn định nhằm định hướng cho người lao động trong tỉnh.
 
Ngoài ra, các doanh nghiệp cung ứng nâng cao công tác đào tạo nghề, ngoại ngữ, kiến thức về văn hóa, xã hội, tập quán…, để người lao động hòa nhập nhanh với môi trường làm việc mới. Các cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động xuất khẩu lao động và có chế tài phù hợp khi cá nhân, tổ chức vi phạm quy định của pháp luật về lĩnh vực này. Quan trọng nhất là thông tin về người lao động sau khi hết thời hạn làm việc ở nước ngoài cần được cập nhật lưu trữ để sẵn sàng cung ứng cho các doanh nghiệp có nhu cầu vì họ là những người có tay nghề cao, ý thức làm việc vốn đã được “rèn giũa” ở môi trường chuyên nghiệp.
 
“Trong cái khó ló cái khôn”, nếu biết vận dụng linh hoạt cùng với chính sách, giải pháp phù hợp ứng phó với dịch bệnh Covid-19, lĩnh vực xuất khẩu lao động trên địa bàn tỉnh sẽ tìm ra hướng đi mới và phục hồi mạnh mẽ trong thời gian tới.  
 
Trần Minh Văn

Nguồn tin:Báo Quảng Bình
Link bài gốc: https://baoquangbinh.vn/xa-hoi/202101/chuyen-quan-ly-covid-19-va-xuat-khau-lao-dong-2184375/
- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,403Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm