6.1 C
New York
Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

Không để chậm tiến độ hỗ trợ người gặp khó khăn do dịch Covid-19

- Advertisement -

(Xã hội) – Thực hiện Nghị quyết 68 ngày 1-7-2021 (NQ 68) của Chính phủ và Quyết định 23 ngày 7-7-2021 (QĐ 23) của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 1273 ngày 19-7-2021 về việc triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh. Phóng viên Báo Quảng Bình đã có cuộc trao đổi với bà Đinh Thị Ngọc Lan, Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã Hội (LĐ-TB-XH) xung quanh vấn đề này.

Không để chậm tiến độ hỗ trợ người gặp khó khăn do dịch Covid-19Giám đốc Sở LĐ-TB-XH tham gia thảo luận tại hội nghị triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.

P.V: Xin bà cho biết những điểm nổi bật của gói hỗ trợ lần này của Chính phủ?

 
Bà Đinh Thị Ngọc Lan: Chính phủ vừa ban hành NQ 68 đưa ra 12 chính sách hỗ trợ NLĐ, doanh nghiệp khó khăn do đại dịch với tổng kinh phí hơn 26.000 tỷ đồng. Mặc dù kinh phí thấp hơn so với gói lần trước, song NQ 68 bổ sung nhiều nhóm thụ hưởng mới, như: NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động hoặc nghỉ việc không hưởng lương từ 15 ngày liên tục trở lên, tính từ ngày 1-5-2021 đến hết ngày 31-12-2021, đang tham gia BHXH bắt buộc được hỗ trợ 1,8 triệu đồng; nghỉ việc không hưởng lương hoặc tạm hoãn hợp đồng từ 1 tháng trở lên được hỗ trợ 3,7 triệu đồng.
 
Chính sách đặc biệt quan tâm LĐ nữ phải hoãn, ngừng, nghỉ việc không lương hoặc mất việc đang nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi hoặc mang thai, nhận thêm 1 triệu đồng ngoài các chính sách khác với LĐ khó khăn. Đối với NLĐ bị nhiễm Covid-19 hoặc phải cách ly y tế để phòng, chống Covid-19, chính sách lần này hỗ trợ toàn bộ tiền ăn. Riêng trẻ em được hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/em…
 
Bên cạnh đó, NQ 68 cũng bổ sung nhiều chính sách mới, như: giảm mức đóng bảo hiểm tai nạn LĐ, bệnh nghề nghiệp; hỗ trợ đào tạo duy trì việc làm cho NLĐ; hỗ trợ đối với đạo diễn nghệ thuật, diễn viên, họa sỹ giữ chức danh nghề nghiệp hạng IV trong các đơn vị sự nghiệp công lập hoạt động nghệ thuật biểu diễn (không bao gồm các đơn vị nghệ thuật lực lượng vũ trang) và hướng dẫn viên du lịch; cho vay trả lương phục hồi sản xuất, kinh doanh.
 
Đối với nhóm LĐ không có hợp đồng (LĐ tự do) và một số nhóm đặc thù khác, Chính phủ đưa ra mức hỗ trợ tối thiểu, rồi phân quyền về cho địa phương tự xây dựng tiêu chí và mức hỗ trợ.
 
Điểm nổi bật nữa là thủ tục hành chính (TTHC) được rút gọn để triển khai khả thi, nhanh chóng đi vào thực tiễn và các đối tượng dễ dàng tiếp cận, thụ hưởng chính sách.
 
P.V: Tại tỉnh ta, NQ 68 đã được triển khai đến đâu, thưa bà?
 
Bà Đinh Thị Ngọc Lan: Bám sát nội dung NQ 68 và QĐ 23, Sở LĐ-TB-XH đã tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai thực hiện NQ 68, QĐ 23 với nhiều nội dung quan trọng và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng sở, ngành, đơn vị chức năng và các địa phương chủ trì thực hiện 12 chính sách hỗ trợ mà NQ 68 đưa ra.
 
UBND tỉnh tiếp tục ban hành Công văn số 1246 ngày 14-7-2021 về việc triển khai thực hiện chính sách cho vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất theo NQ 68, QĐ 23 và Công văn số 1364 ngày 23-7-2021 về việc khẩn trương triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do dịch Covid-19.
 
Sở LĐ-TB-XH đã ban hành các văn bản hướng dẫn các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chủ động phối hợp với doanh nghiệp thực hiện chính sách hỗ trợ người đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho NLĐ; chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai kế hoạch của UBND tỉnh, cử cán bộ làm đầu mối để báo cáo hàng ngày kết quả triển khai tại các địa phương; đồng thời, phối hợp với cơ quan truyền thông trên địa bàn tích cực tuyên truyền nội dung của các chính sách hỗ trợ trên các phương tiện thông tin đại chúng.
 
Các địa phương cũng ban hành kế hoạch triển khai, chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, các cơ quan, đơn vị chức năng và doanh nghiệp triển khai, thông báo nội dung chính sách đến tận NLĐ và hướng dẫn NLĐ thực hiện các thủ tục hỗ trợ.

Không để chậm tiến độ hỗ trợ người gặp khó khăn do dịch Covid-19Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh thực hiện tư vấn chế độ chính sách, bảo hiểm thất nghiệp, việc làm, học nghề cho NLĐ
P.V: Vậy NLĐ, NSDLĐ cần thực hiện quy trình, thủ tục hỗ trợ theo quy định như thế nào?
 
Bà Đinh Thị Ngọc Lan: Ngày 9-7-2021, Bộ LĐ-TB-XH ban hành Quyết định 777 về việc công bố TTHC mới ban hành, sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của bộ về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19. Trên cơ sở đó, Sở LĐ-TB-XH xây dựng và tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2329, ngày 25-7-2021, về công bố danh mục TTHC ban hành mới, sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ tng thực hiện một số chính sách hỗ trợ NLĐ và NSDLĐ gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh.
 
Bộ TTHC được công bố thông tin rộng rãi trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh, Trang thông tin điện tử của Sở LĐ-TB-XH tỉnh và được thực hiện tại Trung tâm Hành chính công của tỉnh.
 
Bộ TTHC quy định thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ của từng nhóm đối tượng theo quy định; NLĐ và NSDLĐ căn cứ các quy định để chuẩn bị hồ sơ nộp tại các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ nhận hồ sơ để được giải quyết.
 
Xem nội dung thủ tục hành chính kèm theo Quyết định tại đây.
 
P.V: Theo bà, để triển khai NQ 68 bảo đảm tính khả thi, hiệu quả cần có những giải pháp gì?
 
Bà Đinh Thị Ngọc Lan: Việc khẩn trương triển khai kế hoạch thực hiện NQ 68 và QĐ 23 có ý nghĩa rất quan trọng, góp phần hỗ trợ NLĐ, NSDLĐ gặp khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, góp phần phục hồi sản xuất, kinh doanh, giảm thiểu những tác động tiêu cực của đại dịch, bảo đảm đời sống và an toàn cho NLĐ.
 
Vì vậy, trước hết, việc triển khai thực hiện NĐ 68 phải bảo đảm nguyên tắc hỗ trợ kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch. Mỗi đối tượng chỉ được hưởng một lần trong một chính sách hỗ trợ và không để chậm tiến độ hỗ trợ người gặp khó khăn do dịch Covid-19.
 
Thứ 2, các sở, ngành, các địa phương phải phát huy tính chủ động, linh hoạt tổ chức triển khai thực hiện ngay với quyết tâm, nỗ lực cao nhất để chính sách kịp thời đến với NLĐ, NSDLĐ.
 
Thứ 3, các đơn vị, địa phương quan tâm làm tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những sai phạm, tiêu cực, không để xảy ta tình trạng lợi dụng, trục lợi chính sách trong quá trình triển khai thực hiện.
 
P.V: Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi này!
 

Đến nay, các sở, ngành liên quan đã triển khai rà soát các đối tượng được hỗ trợ. Cụ thể, Ngân hàng CSXH chi nhánh tỉnh Quảng Bình tiếp nhận được 6 hồ sơ NSDLĐ vay vốn trả lương ngừng việc cho 101 lượt NLĐ với số tiền vay dự kiến 573,2 triệu đồng. Cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện xác nhận danh sách NLĐ tạm hoãn thực hiện hợp đồng LĐ, nghỉ việc không hưởng lương, danh sách NLĐ ngừng việc, danh sách LĐ theo quy định tại QĐ 23 cho 2 đơn vị và rà soát thống kê có 2.525 đơn vị được giảm mức đóng với 31.663 LĐ và tổng số tiền hơn 9,6 tỷ đồng.

 
Thùy Lâm (thực hiện)

 

Nguồn tin:Báo Quảng Bình
Link bài gốc: https://baoquangbinh.vn/xa-hoi/202107/khong-de-cham-tien-do-ho-tro-nguoi-gap-kho-khan-do-dich-covid-19-2191504/
- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,415Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm