6.1 C
New York
Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

ĐBQH tỉnh Quảng Bình thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025

- Advertisement -

Sáng ngày 27/7, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề ĐBQH nêu. Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình do đồng chí Vũ Đại Thắng, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh dẫn đầu. Đại biểu Trần Quang Minh, Phó Chủ tịch Uỷ ban MTTQVN tỉnh, Uỷ viên Uỷ ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội đã có bài phát biểu thảo luận tại hội trường.

Trong phiên họp buổi sáng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã phát biểu nhân ngày Thương binh – Liệt sỹ 27/7. Tiếp đó, Quốc hội thảo luận về chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. 

ĐBQH tỉnh Quảng Bình thảo luận về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025
Đại biểu Trần Quang Minh phát biểu thảo luận tại hội trường.

Thảo luận về chủ trương đầu tư các Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, đại biểu Trần Quang Minh cho rằng: Hiện nay, kinh tế – xã hội gặp khó khăn vì dịch Covid-19 đang diễn biến phức tạp và chưa có dấu hiệu chấm dứt. Trong điều kiện như vậy nhưng Chính phủ đã quan tâm, thể hiện tinh thần, trách nhiệm cao, đồng thời quyết tâm trình Quốc hội thông qua để kịp thời ban hành 2 Chương trình mục tiêu Quốc gia, trong đó có Chương trình về giảm nghèo bền vững. Đây là Chương trình thể hiện tính nhân văn sâu sắc, quan tâm đến những địa bàn đặc biệt khó khăn nhằm thu hẹp khoảng cách, chênh lệch giàu nghèo giữa các vùng và nhóm phát triển; quan tâm đến bộ phận những người yếu thế trong xã hội nhằm thể hiện tinh thần “Cả nước chung tay vì người nghèo – Không để ai bị bỏ lại phía sau“.

Tuy nhiên, để Chương trình đảm bảo triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả, đại biểu Trần Quang Minh đề nghị Quốc hội xem xét một số nhóm nội dung sau:

Về nhóm nội dung hỗ trợ:

Thứ nhất, cần phải cân đối bố trí kinh phí hợp lý giữa các đề án và tiểu đề án. Tiểu Đề án về giáo dục nghề nghiệp và về giám sát đánh giá được bố trí kinh phí cao. Trong khi nguồn lực về cơ sở vật chất và con người luôn sẵn có, đặc biệt là cơ sở đào tạo nghề hiện nay chưa sử dụng hết công năng nên đầu tư nhiều sẽ gây lãng phí, trong khi công tác giảm nghèo bền vững đáng lẽ phải được ưu tiên đối với xây dựng mô hình, tạo sinh kế cho người dân. 

- Advertisement -

Thứ hai, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn chưa thực sự hiệu quả, còn nhiều vấn đề cần phải xem lại, đặc biệt là hiệu quả tạo việc làm và thu nhập ổn định sau quá trình đào tạo nên đã gây lãng phí. Vì vậy, Chương trình phải có sự tính toán rút kinh nghiệm sâu sắc để thực hiện tốt hơn trong thời gian tới.

Thứ ba, bộ công cụ rà soát hộ nghèo theo Chương trình trước cần phải được điều chỉnh một cách hợp lý. Bên cạnh đó, cần xem xét hỗ trợ những người thuộc nhóm được hưởng bảo trợ xã hội phù hợp với hoàn cảnh thực tế, vì đa số không còn sức lao động, tránh lãng phí và giảm ý nghĩa của Chương trình.

Thứ tư, Chương trình cần thể hiện rõ sự kết nối giữa các ngành liên quan. Đặc biệt là sự vận động chung tay của các doanh nghiệp trong vấn đề liên kết tạo sản phẩm và ưu tiên về tiêu thụ, đầu ra cho sản phẩm ở những huyện, xã nghèo, hộ nghèo, cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, nhằm giúp cho địa phương, người dân yên tâm sản xuất.

Thứ năm, Chương trình cần xem lại địa bàn, đối tượng, phạm vi… thực hiện vì giải thích và đưa căn cứ như trong Báo cáo đề xuất là chưa thực sự thuyết phục. Chẳng hạn như chương trình xây dựng nông thôn mới được thực hiện toàn dân, toàn diện trên địa bàn nông thôn, miền núi nên việc trùng đối tượng, địa bàn là điều tất yếu, nhưng quan trọng là các Ban Chỉ đạo phải đề ra phương pháp điều tiết cho phù hợp, tránh chồng chéo, mất công bằng khi triển khai cụ thể.

Thứ sáu, cần điều chỉnh chiều thiếu hụt về nhà ở theo hướng tăng từ 50% như trong Chương trình lên khoảng 70% hộ nghèo, hộ cận nghèo thiếu hụt về nhà ở được hưởng chính sách, vì trong quá trình thực hiện sẽ lồng ghép, tranh thủ từ nhiều nguồn lực và các loại quỹ khác, kèm theo đó là mức hỗ trợ tương xứng với điều kiện, quy mô, chất lượng xây dựng nhà ở như trong Chương trình đã đề ra. Về chiều thiếu hụt về việc làm cần bổ sung chỉ tiêu số phần trăm lao động qua đào tạo được giới thiệu việc làm và có việc làm, thu nhập ổn định.

Thứ bảy, đề nghị Chính phủ thay thế Nghị định 64 năm 2008 của Chính phủ về công tác cứu trợ, vì qua gần 13 năm thực hiện đến nay có nhiều điểm cần phải bổ sung sửa đổi, điều chỉnh cho hợp lý, khắc phục tình trạng cứu trợ tự phát, kém hiệu quả và gây dư luận không tốt đối với một số tổ chức cá nhân như trong thời gian tập trung nguồn lực cho người nghèo vùng thiên tai.

Về nhóm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát

Thứ nhất, Chương trình cần quy định rõ trách nhiệm của địa phương, cơ sở vì cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng trong tổ chức thực hiện, trong khi lập Kế hoạch giảm nghèo hàng năm ở cơ sở chưa sát với thực tiễn; một số nơi chưa quan tâm đến chỉ đạo, hướng dẫn hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo. Việc lập Kế hoạch giảm nghèo chủ yếu dựa vào cán bộ chính sách chưa có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp chính quyền, tổ chức, đoàn thể ở địa phương.

- Advertisement -

Thứ hai, theo Dự thảo Chương trình có sự tham gia thực hiện của MTTQVN và các tổ chức thành viên nhưng nội dung chưa đề cập đến vai trò, nhiệm vụ. Vì vậy, cần được bổ sung, đặc biệt là công tác giám sát”.

Cũng trong phiên họp buổi sáng của Quốc hội, các thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu Quốc hội nêu.                                          

Nguồn tin: QBTV.vn
Link bài gốc: http://qbtv.vn/tin-tuc/dbqh-tinh-quang-binh-thao-luan-ve-chu-truong-dau-tu-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-giam-ngheo-ben-vung-giai-doan-2021-2025-18800.html
- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,415Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm