7 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Hoàng Kế Viêm, nhìn từ phía đối lập

- Advertisement -

Hoàng Kế Viêm (1820 – 1909), một danh thần thời nhà Nguyễn, một nhân vật lịch sử có mặt trong những ngày đầu chống thực dân Pháp xâm lược, trừ phỉ ờ phía Bắc. Rồi sau đó, đột nhiên có mặt ở Quảng Bình với chức An phủ sứ” để phủ dụ dân chúng, phủ dụ phong trào cần Vương, bí cùng xin về hưu tại quê hương ở Quảng Bình (1889). Xung quanh nhân vật lịch sử này, có nhiều ý kiến nhận xét đánh giá, luận công, tội về ông kể cả phía bên này, bên kia. Lịch sử Việt Nam cận hiện đại chỉ ghi vài nét về những đóng góp của ông trong hai trận chiến thắng ở Cầu Giấy, Hà Nội (1873 và 1883). Đại Nam nhất thống chí (Quốc sử quán triều Nguyễn), trong phần nhân vật chí của Quảng Bình không ghi tên ông, là một quan đại thần của triều đình, tại sao lại không được ghi chép trong lịch sử của giai cấp phong kiến triều Nguyễn. Vậy để đánh giá một cách khách quan, biện chứng, thỏa đáng và toàn diện về ông, chúng ta không những nhìn nhận từ phía bên này mà phải kết hợp cả phía bên kia, có nghĩa là từ giác độ của phe đối lập. Trong bài viết này, tôi xin được nêu những ý kiến (là những công điện, thư gửi, báo cáo…) của phe đối lập khi nói về nhân vật Hoàng Kế Viêm vào thời khắc biến động của lịch sử dân tộc, trước nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp vào những năm cuối thập kỷ 80,90 của thế kỷ XIX.

Hoàng Kế Viêm, nhìn từ phía đối lậpSoi vào lịch sử lúc bấy giờ, trên diễn đàn chính trị của lịch sử dân tộc hình thành hai lực lượng chủ yếu, đỏ là hai phe đối lập: Một phía là các sĩ phu yêu nước hưởng ứng phong trào cần Vương của vua Hàm Nghi cùng với phe chủ chiến trong triều đình giương cao ngọn cờ dân tộc quyết chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Một phía là thực dân Pháp xâm lược cùng với phe chủ hòa của triều đình Tự Đức bạc nhược bỏ rơi ngọn cờ độc lập dân tộc, đặt quyền lợi giai cấp, quyền lợi hoàng gia lên trên hết, dần dần đứng về thực dân Pháp xâm lược.

Hoàng Kế Viêm là phò mã của vua Minh Mạng, làm tướng, kết hợp với quân Cờ Đen của Lưu Vinh Phúc để dẹp Cờ Trắng, Cờ Vàng, thổ phỉ, buổi đầu đánh Pháp thắng lợi trên đất Bắc nhưng lại gây nên mâu thuẫn với Tôn Thất Thuyết. Khi Tôn Thất Thuật nắm quyền ở triều đình, Hoàng Kế Viêm lại bị tội để mất Bắc Kỳ. Tôn Thất Thuyết phò vua Hàm Nghi phát động phong trào cần Vương nhưng không dung nạp Hoàng Kế Viêm tuy cũng là phe chủ chiến (xin nói thêm vì giữa hai ông có những mối bất hòa từ hơn 10 năm trước). Trong những năm tháng đầy bi hùng và đau thương của dân tộc, Hoàng Kế Viêm trở thành một nhân vật đặc biệt, ông không có cơ hội theo phong trào, không thực sự sát cánh chiến đấu đến cùng với những lực lượng yêu nước (phía bên này) đứng lên bảo vệ nền độc lập dân tộc mà phải ở lại làm kẻ “thân hàng, tâm hán”, buộc đi làm An Phú sứ Hữu trực kỳ ờ tuổi ngoài 65, chịu nhiều tai tiếng. Để giải mã những lời đơm đặt của người đời mà ông phải cam chịu, do những sự kiện mà lịch sử triều Nguyễn không chép hoặc chép theo quan điểm thống trị của phe đối lập. Mặc dù vậy, chúng ta vẫn nhìn nhận được những gì ở một con người mà chính những việc làm của ông đã tự phóng đại trong lịch sử.

Ngày 20 tháng 11 năm 1873, nhân dân Bắc Kỳ tập trung dưới sự lãnh đạo của một số sĩ phu trong đó có Hoàng Kế Viêm đã làm cho quân Pháp khó khăn, chúng thú nhận: “Chiếm được thành thì dễ hơn đóng giữ”. Trong Nước Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, người Pháp đã viết: “Viêm tiếp xúc với quân Cờ Đen để kiểm soát quân của các thứ cờ khác, phương pháp đó tỏ ra hữu hiệu, quân Cờ Vàng bị dẹp năm 1875, quân Cờ Trắng bị đánh tan năm 1876 .

Năm 1883, phái viên của triều đình nhà Thanh là Đường Cảnh Tùng, sau khi sang Huế rồi ra Hải Phòng, đi mọi tỉnh Bắc Kỳ điều tra tình hình. Sau một thời gian lưu ờ Sơn Tây, Đường Cảnh Tùng đã nhân danh khâm sai nhà Thanh, xúi giục Lưu Vĩnh Phúc thừa cơ “Vua Việt thế thua, vận suy, địa phương rối loạn bắt giết Hoàng Kế Viêm, giải tản lực lượng quân sự đang do Viêm chỉ huy rồi lên ngôi vua. Đường Cảnh Tùng năn nỉ Lưu Vĩnh Phúc: Ấn tín đã dự bị sẵn cả và nếu mưu kế kia không được thì hàng, hắn không dám về Thanh Triều “phục mạng” nữa. Nhưng Lưu Vĩnh Phúc vẫn tiếp tục đứng trong quân sứ Tam Tuyên của Hoàng Kế Viêm tiếp tục chống Pháp. Điều gì đã khiến Lưu Vĩnh Phúc từ bỏ giấc mộng Hoàng Đế chống lại thiên triều, chẳng phải là ông đã được Hoàng Kế Viêm cảm hóa?

Khi làm thiết chế quân vụ Bắc Kỳ, Hoàng Kế Viêm bình định cả phía Bắc Việt Nam tạo thanh thế, quân Pháp nhận định: “Dân chúng Bắc Kỳ tin vào Viêm hơn vua Tự Đức”. Năm 1887, viên khâm sứ Pháp cho viện cơ mật biết: Việc Kế Viêm làm, thường cùng với quý quan không hợp. Đầu năm 1888, Việt gian Nguyễn Hữu Độ chính thức nói cho triều đình Đồng Khánh biết: “Tá Viêm ờ Bắc kỳ làm việc quân đã lâu, nay lại sung vào cơ mật, người Pháp hơi lấy làm ngại”(2).

Trong suốt 10 năm (từ năm 1873 đến 1883), hai trận cầu Giấy thắng lớn. Mỗi lần như vậy, ông lại bị triều đình khiển trách, buộc lui binh, bãi binh, ngừng chiến, luận tội kháng mệnh bãi binh để cầu hòa với thực dân Pháp. Triều đình bạc nhược trị tội ông: “trái mệnh vua không thể chối cãi được”. Khâm sai đại thần Nguyễn Trọng Hiệp tâu về triều đình: “xin triệu ngay Hoàng Ke Viêm về Kinh để mặc quân Pháp tự liệu lấy mới mong được việc (3).

Nội bộ triều đình nhà Nguyễn bạc nhược đứng hẳn về phía thực dân Pháp xem “Hoàng Kế Viêm là cái gai trước mắt, nhổ mà không nhổ được”. Báo cáo của công sứ Hải Phòng ngày 15/6/1883, về Hoàng Kế Viêm: “Tôi cho rằng, người Bắc Hà sẽ dửng dưng chính phủ hiện tại, của triều đình nhà Nguyễn và các đại diện của họ ở Bắc Kỳ. Nhưng chắc chắn rằng, Hoàng Kế Viêm có thể thu lượm được từ xứ sở đã được trao cho ông bảo vệ, tất cả những gì mà xứ sở này có thêm cho ông, ông sẵn sàng nghênh chiến”(4).

- Advertisement -

Trong khi đi phủ dụ, khi xét xử những người tham gia phong trào cần Vương yêu nước bị bắt như Đề Chít và một số sĩ phu yêu nước khác . . . Hoàng Kế Viêm không xử tù. Bức điện của toàn quyền Đông Dương gửi cho khâm sứ Trung Kỳ: “… Triều đình vì Hoàng Kế Viêm mà không xử tội Đề Chít và đồng đảng… tôi thấy có lẽ chuyển công tác của Hoàng Kế Viêm không còn lý do tồn tại. Phó sứ Vinh gửi cho khâm sứ Huế: Hoàng Kế Viêm làm ảnh hường xấu trong dân chúng đối với Pháp… không làm được một tí nào công việc bình

định. Công sứ Pháp khi đọc tư văn của Hoàng Kế Viêm đã ghi nhận xét: “Người đọc dù nghiêm chỉnh mấy cũng thấy hình như ông Hoàng Kế Viêm đang đùa với người Pháp, làm một quan lo việc phủ dụ mà giao người nhà của người chống Pháp đi gọi họ về đầu thú thì thử hỏi ai mà nghe được”. Nhiều báo cáo của trú sứ Pháp gửi toàn quyền Pháp ở Đông Dưomg đều có mục riêng nói về Hoàng Kê Viêm: “Hoàng Kế Viêm là một kẻ thù không thể tiêu diệt và không thể chế ngự, là một trong những kẻ thù quyết tử nhất của chúng ta (6).

Khi nói về Hoàng Kế Viêm, khâm sứ Hector từ Huế gọi điện cho toàn quyền Đông Dương ngày 24 tháng 8 năm 1887, như sau: “Hoàng Kế Viêm đề nghị tôi phải rút bỏ nhiều đồn bốt ở Quảng Bình với lý do là những đồn này đã quấy rầy nhân dân, bắt bớ khảo cung, tra tấn, treo cổ nhiều người tình nghi… Mặc dù tôi đã rút bỏ một số đồn rồi mà ông ta vẫn tỏ ra bất bình và phẫn nộ với quyền lực quân sự của chủng ta – Pháp, đòi xóa sạch tất cả (7).

Sau khi Đơcuốc-xi bị triệu hồi về Pháp, Paul Bert sang thay, là một chính khách thực dân khôn ngoan xảo quyệt hơn đã thay đổi đường lối có vẻ “mềm dẻo” hơn, bằng “bàn tay mở rộng với thanh gươm đeo bên sườn”. Y cũng nói về Hoàng Kế Viêm như sau: “Là một con người đã từng là kẻ thù quan trọng của nước Pháp”. “Hoàng Kế Viêm đóng bản doanh ở Đồng Hới nhưng sự công tác của ông ta hầu như không có gì những vụ quy thuận mà ông ta thu được đều khá bề ngoài hơn sự thật”00. Như trên đã nói, vì thực dân Pháp “ngại (9) Hoàng Kế Viêm nên viện Cơ Mật buộc lòng phải cho Hoàng Kế Viêm về hưu: “cho Đông các Đại học sĩ, định Trung tử, sung Cơ Mật viện đại thần Hoàng Kế Viêmvề hưu” .

Trong bốn người của phe chủ chiến: Nguyễn Văn Tường, Hoàng Kế Viêm, Ông ích Khiêm và Tôn Thất Thuyết, sau khi Kinh đô thất thủ, phe thân Pháp và bọn bù nhìn lên nắm quyền, các vị chủ chiến thất thế rơi vào đối lập chống lại triều đình. Danh dự, uy tín của các ông đã bị bọn chủng bôi nhọ, xuyên tạc. Phía đối lập đã gọi Hoàng Kế Viêm là láo xược. Ông dám phê bình, chi trích sự ăn chơi củavuaTựĐức mà không sợ mất đầu. Ông dám bất tuân lệnh vua vì sự sống còn của đất nước không chịu rút quân, không chịu bãi binh. Dám thách thức với Pháp, muốn chơi con bài Hoàng Kế Viêm thì cứ giao cho ông 500 quân, 500 súng để xem ông chơi thế nào. Dám lên án thực dân Pháp đóng đồn, quấy nhiễu nhần dân, đòi Pháp phải rút bỏ những đồn ấy. Dám khiêu khích, chọc tức kẻ thù để chúng mất cảnh giác mà sa vào trận địa mai phục của ông để làm nên chiến thắng hai trận cầu Giấy. Đến cả khi về hưu, ông vẫn không thèm nhận đất vua ban mà tự tổ chức khẩn hoang ấy…

Cuộc đời làm quan của Hoàng Kế Viêm là một bi kịch, bi kịch đó kéo dài theo sự biến động của lịch sử mà triều đình nhà Nguyễn là người cầm lái. Ồng là con người phải đương đầu với các thế lực phản tiến bộ là thực dân Pháp và triều đình phong kiến nhà Nguyễn bạc nhược nối giáò cho giặc. Ở ông, mối quan hệ quân, thần”, “trung quân, ái quốc” luôn ràng buộc và là căn nguyên bi kịch của cuộc đời. Vì vậy, nhìn từ góc độ ở phía bên kia để chúng ta có cái nhìn một cách khách quan, giải mã cái bi của con người Hoàng Kế Viêm. Đó là một con người đặc biệt trong hoàn cảnh đặc biệt, một con người có cách ứng xử văn hóa tuyệt vời trong bão tố chính trị mà chủng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu một cách khoa học, cặn kẽ để có được cái nhìn đầy đủ và toàn diện về cuộc đời và sự nghiệp của ông, những đóng góp tích cực của ông đối với lịch sử dân tộc.

Theo Tạ Đình Hà

  1. 1, 2, 7, 9, 10. Đại Nam thực lục. Tập 9. Nxb Giáo Dục, năm2007, trang344, 378,280.
  2. Lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo Dục, năm 1979, quyển 3, tập I, trang 58.
  3. Đại Nam đối diện với Pháp và Trung Hoa, năm 1847-1885, Tsuboi. Ban KHXH. Tp Hồ Chí Mimh, năm 1990.
  4. Desident Generale à Résident… Huế, Hà Nội, ngày 28-9-1887.
  5. Phan Xuyến, Thành Đằng: Hoàng Kế Viêm trong con măt thực dân Pháp xâm lược.
  6. Goselin trong Batailon de Chasseurs Annammites 1885-1890, trang270.h
- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,401Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm