6.6 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Đến Ba Đồn ăn “cháo tình duyên”

- Advertisement -

Từ Phong Nha xuôi về thị xã Ba Đồn, Quảng Bình. Tôi dừng xe nghỉ chân ở bờ bắc cầu Gianh, cây cầu bắc qua sông Gianh lịch sử, con sông đã từng là giới tuyến chia cắt xứ Đàng Trong – Đàng Ngoài thời Trịnh – Nguyễn. Ghé vào một quán ăn nhỏ vắng vẻ ngay đầu cầu khi đã quá trưa, hàng quán chẳng còn gì. Cô chủ quán thông cảm làm cố cho tôi bát cháo canh. Bát cháo ăn tạm khi cơ nhỡ, ai ngờ cháo canh Ba Đồn lại là đặc sản vùng cửa sông Gianh.

Cô chủ quán làm cháo rất nhanh và đơn giản, chỉ cần có nồi nước sôi là coi như món cháo đã xong. Cháo canh Ba Đồn nấu từ bột gạo, khi nước sôi, người nấu thái bột đã cán mịn thành từng sợi mỏng cho vào nồi nước, để chừng vài phút nước sôi lại rồi cho thêm cá, nêm gia vị, hành tươi rồi bắc xuống, múc ra bát là xong.
Nhìn qua bát cháo canh Ba Đồn hơi giống món bánh canh ở Huế, Hội An hay Đà Nẵng nhưng có điểm khác là sợi cháo được thái từng sợi dài vào nồi nước chứ không nấu từ sợi khô như bánh canh. Cá ở đây là cá biển, không phải cá sông và đã được làm từ trước, luộc chín, gỡ thịt, nêm nếm đầy đủ gia vị rồi bỏ vào chảo xào qua với hành phi cho thấm gia vị và có mùi thơm.
Đến Ba Đồn ăn “cháo tình duyên”
Một góc nhỏ thị xã Ba Đồn
Cháo canh Ba Đồn đơn giản mà rất thơm ngon, sợi cháo dai mà mềm giòn rất lạ, khi nào ăn thì mới nấu nên bát cháo rất hấp dẫn. Ngồi ăn bát cháo thơm ngon, đậm đà hương vị đồng quê quyện hương của biển bên đầu cầu Gianh, vừa nghe cô chủ quán kể chuyện tình cháo canh Ba Đồn tôi mới hiểu vì sao cháo canh nơi đây lại đặc biệt và trở thành đặc sản.
Chuyện kể rằng, khi Đàng Trong – Đàng Ngoài còn phân tranh, dòng sông Gianh là giới tuyến. Một người lính canh đồn Đàng Ngoài yêu một người con gái phía bờ Nam. Người con gái vốn là con một ngư dân, hàng ngày cô vẫn làm món cháo canh rồi đưa thuyền bán cho ngư dân trên sông và cả những người dân bờ Bắc.
Đến Ba Đồn ăn “cháo tình duyên”
Cháo canh đặc sản Ba Đồn
Người lính bên bờ Bắc và cô gái rồi cũng về ở với nhau. Khi quan cai lính Đàng Ngoài biết chuyện, họ cấm không cho hai người nên duyên, người Đàng Trong không được cưới người Đàng Ngoài. Khóc hết nước mắt, đôi trai gái ở miền thảo dã biên thùy chỉ xin cùng ở lại phía Bắc một đêm. Đêm đó, cô gái nấu một nồi cháo thật lớn để đãi cả đồn lính canh. Món cháo cô thường nấu là cá từ sông Gianh đánh bắt được, nhưng hôm đó, cô suy nghĩ thoáng qua, nấu cháo cá của dòng sông này, lỡ ai hỏi bắt cá phía nào cũng… khó nói. Vậy nên cô đã mua cá biển của ngư dân để nấu cho bữa ăn ngày chia ly.
Những người lính ăn, cái vị lạ, nồng thơm mùi biển, liền hỏi, sao không thấy cá sông Gianh; có người hỏi, cá biển bắt ở Đàng Trong hay Đàng Ngoài? Người con gái vô danh ấy nói: “Cá ở biển thì làm sao phân biệt được đâu là Trong là Ngoài được, mời các thầy đội cùng ăn”. Không ngờ chính cái sự đối đáp thông minh đó đã khiến quan cai lính Đàng Ngoài đồng ý cho người con gái phía Đàng Trong làm dâu với điều kiện anh lính phải giải ngũ. Từ đó, họ về phía sau, mở hàng bán món cháo canh cho những người buôn bán ở vùng cửa sông Gianh, ở chợ Ba Đồn và những người lính hai bờ Nam – Bắc.
Rời sông Gianh, rời thị trấn nơi cửa sông với món cháo canh Ba Đồn đặc biệt. Những cảm xúc về món cháo canh và câu chuyện tình yêu đầy ý nghĩa ở nơi từng là giới tuyến hai Đàng giản dị, mộc mạc mà đậm đà như hương vị cháo canh, thắm đượm tình người như câu chuyện tình yêu, như tình người đất Quảng.
Theo An ninh Thủ đô
- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,400Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm