7.6 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Tích cực góp ý vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)

- Advertisement -

(QBĐT) – Thực hiện Nghị quyết số 972 ngày 13-7-2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 13 về việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Sau một thời gian triển khai, việc góp ý vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh ta đã được đa số người dân và các địa phương, cơ quan, đơn vị quan tâm, thực hiện nghiêm túc. Qua tổng hợp báo cáo góp ý của các cơ quan, tổ chức, địa phương trên địa bàn tỉnh, hầu hết đều nhất trí với nội dung, phạm vi, đối tượng điều chỉnh, bố cục và kỹ thuật lập pháp của Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Báo Quảng Bình xin trích đăng một số ý kiến góp ý vào Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đang được bạn đọc và nhân dân trên địa bàn quan tâm.

Tích cực góp ý vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)
Hội thảo, hội nghị lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đã được các ban, ngành liên quan và địa phương trong tỉnh tổ chức.

Tại điều 8 (khái niệm tội phạm) hầu hết các ý kiến đều tán thành với nội dung trong dự thảo tại điều này mà Bộ luật Hình sự quy định. Tuy nhiên có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung một số nội dung của điều này như sau: Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) đã khái niệm “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do pháp nhân hoặc người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện…”, như vậy theo quy định của dự thảo thì tội phạm có thể do pháp nhân hoặc người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện.

Tuy nhiên, nhiều điều luật trong dự thảo chỉ quy định đối với “người phạm tội” mà không quy định đối với pháp nhân. Do đó, đề nghị xem xét sửa đổi, bổ sung “cá nhân, pháp nhân phạm tội” thay cho cụm từ “người phạm tội” trong các điều luật có nội dung điều chỉnh cả hai đối tượng (người có năng lực trách nhiệm hình sự và pháp nhân) bảo đảm chính xác, phù hợp, thống nhất…

Tại điều 18 (che giấu tội phạm), hầu hết ý kiến góp ý đều tán thành với nội dung quy định tại điều này. Tuy nhiên có ý kiến góp ý điều này cho rằng: Theo khoản 2, điều 18 và khoản 2 điều 19 dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) quy định “người che giấu tội phạm” và “người không tố giác tội phạm, bao gồm: “ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 điều này…”.

Đối với quy định này, đề nghị bổ sung thêm đối tượng không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm và không tố giác tội phạm là bố, mẹ nuôi và con nuôi. Bởi trên thực tế nhiều gia đình hiếm muộn, không có con và họ phải xin con nuôi ngay từ khi đứa trẻ mới sinh và trong quá trình nuôi dưỡng, chăm sóc giữa con nuôi và bố, mẹ nuôi phát sinh tình cảm đặc biệt, nhiều trường hợp họ coi như bố mẹ ruột, con ruột. Vì vậy, cần bổ sung đối tượng này, nhằm thể hiện sâu sắc tính nhân đạo của Nhà nước ta trong Bộ luật Hình sự.

Tại điều 39 (tử hình), hầu hết các ý kiến góp ý đều tán thành với nội dung quy định tại điều này. Tuy nhiên có một số đề nghị góp ý như sau: Tại khoản 2, điều 39 dự thảo quy định “không áp dụng hình phạt tử hình đối với người chưa thành niên khi phạm tội, đối với phụ nữ có thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người từ 75 tuổi trở lên khi phạm tội hoặc khi xét xử”.

Với quy định trên không phù hợp với thực trang tội phạm đang diễn ra. Hiện nay tình trạng người thành niên phạm tội chiếm tỷ lệ rất lớn, đặc biệt có nhiều vụ phạm tội của đối tượng chưa thành niên có sử dụng vũ khí nóng hoặc hung khí, khi thực hiện tội phạm họ hành xử một cách dã man, tàn bạo, mất hết nhân tính, gây lo lắng, hoang mang trong xã hội. Hơn nữa với quy định như dự thảo sẽ có nhiều đối tượng, nhiều băng nhóm lợi dụng người chưa thành niên để thực hiện hành vi phạm tội.

Vì vậy, đề nghị Bộ luật Hình sự cần quy định trong một số trường hợp đặc biệt như: (giết nhiều người, giết trẻ em, khủng bố…) vẫn quy định hình phạt tử hình như đối với người thành niên phạm tội nhằm phòng ngừa, răn đe tội phạm ở lứa tuổi chưa thành niên đang diễn biến phức tạp như hiện nay.

- Advertisement -

Đối với quy định “không áp dụng hình phạt tử hình đối với người trên 75 tuổi” đề nghị cân nhắc xem xét. Bởi người trên 75 tuổi thuộc đối tượng có nhiều kinh nghiệm, khi thực hiện hành vi phạm tội họ biết rõ hậu quả pháp lý sẽ xảy ra đối với hành vi của mình và đối tương này cũng sẽ bị lơi dụng để thực hiện hành vi phạm tội.

Ngọc Hải

Nguồn: Báo Quảng Bình Online

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,401Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm