6.6 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Xây dựng phương án hình thành Khu bảo tồn quần thể Voọc gáy trắng

- Advertisement -

(QBĐT) – Sáng 2-10, tại TP. Đồng Hới, nhằm đánh giá hiện trạng, tình hình quản lý bảo vệ, đồng thời tham vấn xây dựng phương án bảo tồn quần thể Voọc gáy trắng, Sở Nông nghiệp-PTNT phối hợp với dự án GIZ tổ chức hội thảo xây dựng phương án bảo tồn quần thể Voọc gáy trắng tại huyện Tuyên Hóa. Tham dự có đại diện lãnh đạo Cục Kiểm lâm, Vụ Bảo tồn thiên nhiên, Tổ chức WWF, Hội động vật Frankfurt, Tổ chức FFI…; về phía tỉnh ta có đại diện lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, các sở, ban, ngành liên quan.

Xây dựng phương án hình thành Khu bảo tồn quần thể Voọc gáy trắng
Toàn cảnh hội thảo.

Nước ta hiện nay chỉ còn 2 tỉnh có sự phân bố tự nhiên của Voọc gáy trắng, trong đó Quảng Bình là nơi có số lượng Voọc tập trung nhiều nhất, phân bố ở 2 xã Thạch Hóa và Đồng Hóa (huyện Tuyên Hóa) với số lượng khoảng 100 cá thể sinh sống.

Tuy nhiên, hiện nay môi trường sống của Voọc gáy trắng ngày càng bị thu hẹp do nhiều nguyên nhân (săn bắt, xâm lấn sinh cảnh, khai thác đá, khai thác củi…), đồng thời chưa có những cơ chế, chính sách và hệ thống quản lý thống nhất để phát triển quần thể Voọc gáy trắng hoang dã. Vì thế, nguy cơ tuyệt chủng Voọc gáy trắng ở ngoài tự nhiên là rất cao.

Để có giải pháp bảo vệ tốt sự phát triển của đàn Voọc gáy trắng ở 2 xã Thạch Hóa và Đồng Hóa, vào ngày 1-10, các đại biểu đã có chuyến đi thực địa tại 2 xã để cùng nhau xây dựng phương án bảo tồn khẩn cấp loài Voọc gáy trắng.

Tại hội thảo, Sở Nông nghiệp-PTNT đã đưa ra đề xuất quy hoạch khu bảo tồn loài và sinh vật cảnh Vọoc gáy trắng Thạch Hóa với diện tích 175ha. Theo đánh giá của Sở Nông nghiệp-PTNT thì việc thành lập khu bảo tồn có tính khả thi cao vì đáp ứng đủ các tiêu chí về khu bảo tồn loài/sinh cảnh của Bộ Nông nghiệp-PTNT năm 2005; nơi bảo vệ Voọc gáy trắng cũng không mâu thuẫn hoặc xung đột về sử dụng đất và tài nguyên rừng; sự quan tâm và vào cuộc của các đơn vị chức năng kịp thời, hiệu quả; một số cá nhân trong cộng đồng đã tiên phong và tích cực tham gia tự nguyện bảo vệ quần thể Voọc gáy trắng và sinh cảnh sống của chúng…

Bên cạnh đó, Sở Nông nghiệp-PTNT cũng đề xuất giải pháp tổ chức quản lý, giải pháp tổ chức thực hiện để hình thành khu bảo tồn Voọc gáy trắng. Trong giải pháp tổ chức hiện, Sở đề xuất UBND tỉnh có chính sách ưu tiên cơ bản chuyển đổi khu vực có quần thể Voọc gáy trắng phân bố thành rừng đặc dụng; thành lập tổ bảo vệ cộng đồng, xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ quần thể Voọc gáy trắng tại các khu dân cư, các thôn bản kề rừng, xây dựng kế hoạch tuần tra, giám sát, giải pháp tuyên truyền giáo dục…

Các đại biểu tham gia hội thảo cũng đưa ra nhiều ý kiến đề xuất như: tăng cường việc tuần tra, kiểm soát, bảo vệ của các Trạm kiểm lâm gần khu vực này để bảo vệ đàn Voọc trong khi chưa thành lập được khu bảo tồn; khảo sát tầng suất sinh sản của các cá thể Voọc để có kế hoạch mở rộng môi trường sinh sống; tăng cường việc phối hợp với UBND xã, lực lượng công an xã để vận động, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân…

Lê Mai

- Advertisement -

Nguồn: Báo Quảng Bình Online

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,400Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm