5.3 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Ninh: Những kết quả tích cực

- Advertisement -

(QBĐT) – Sau 5 năm triển khai thực hiện Chương trình xây dựng xây dựng nông thôn mới, bộ mặt huyện Quảng Ninh đã có sự thay đổi rõ rệt: cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng khang trang, hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất phát triển phù hợp; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao; môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị được tăng cường; an ninh trật tự được giữ vững…

>> Quảng Ninh: Tổng kết 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới

Chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Ninh: Những kết quả tích cực
Đình Làng Hữu Phan (thôn Quyết Tiến, xã Hàm Ninh), một trong những công trình huy động từ sức dân rất lớn.

Ông Nguyễn Ngọc Thụ, Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh cho biết: Để đạt được kết quả cao trong phong trào xây dựng nông thôn mới, huyện  Quảng Ninh đã sớm thành lập BCĐ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới do đồng chí Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban.

Ở cấp xã 14/14 xã thành lập BCĐ xây dựng nông thôn mới của xã do đồng chí Bí thư Đảng ủy xã làm Trưởng ban và Ban quản lý xây dựng nông thôn mới xã do đồng chí Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban…

Đặc biệt, ngày 22-9-2011, Huyện ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết chuyên đề số 04/NQ-HU về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020 để thống nhất lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.

Căn cứ các văn bản chỉ đạo của cấp trên và Nghị quyết chuyên đề của Huyện ủy về xây dựng nông thôn mới, cấp ủy đảng, Mặt trận và tổ chức đoàn thể các cấp trong huyện đã xây dựng kế hoạch hành động, tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên, hội viên và nhân dân tham gia, xác định những nội dung tiêu chí tập trung chỉ đạo, chọn cơ sở chỉ đạo điểm để tập trung phối hợp chỉ đạo rút kinh nghiệm và nhân rộng.

Đồng thời, tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền về nông thôn mới tại cơ sở, họp dân lấy ý kiến tham gia, góp ý đồ án quy hoạch, đề án xây dựng nông thôn mới, vận động nhân dân mở đường, hiến đất, hiến tài sản, đóng góp xây dựng đường giao thông…

Qua đó, người dân hiểu rõ hơn về Chương trình xây dựng nông thôn mới thực hiện tại địa phương mình, góp công góp của thực hiện hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới. Kết quả, trong 5 năm, toàn huyện có 3.950 hộ hiến đất làm đường giao thông nông thôn… với diện tích 193.482m2 ước giá trị 20,644 tỷ đồng, trong đó: đất vườn 80.144m2, đất ruộng 110.872m2, đất khác 2.449m2.

- Advertisement -

Bên cạnh đó, huyện chú trọng công tác quy hoạch, thu hút đầu tư các dự án phát triển kết cấu hạ tầng ở nông thôn; gắn Chương trình xây dựng nông thôn mới với phát triển nông nghiệp toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, dồn điền đổi thửa, xây dựng cánh đồng mẫu lớn, tổ chức sản xuất hợp lý trong nông nghiệp; chú trọng đến công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.

Trong đó, huyện xây dựng nhiều mô hình giảm nghèo đạt hiệu quả cao, chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp, vận động thực hiện trồng xen, nuôi xen, nhằm mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho người dân, như các mô hình: 3 giảm 3 tăng trên lúa, các giống lúa, lạc mới, chăn nuôi gia súc gia cầm an toàn sinh học, lúa-cá-chăn nuôi…

5 năm qua toàn huyện Quảng Ninh đã huy động 494,143 tỷ đồng phục vụ Chương trình xây dựng nông thôn mới, trong đó nguồn vốn ngân sách 232,095 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 254,222 tỷ đồng, lồng ghép các chương trình khác 43,4 tỷ đồng và nguồn vốn khác 27,72 tỷ đồng.

Từ nguồn lực đó, Quảng Ninh đã bê tông hóa 94,82km giao thông nông thôn (đường huyện 22,3km, đường xã 23,89km, đường thôn 31,8km, đường ngõ xóm 16,83km); cứng hóa 55,8km giao thông nội đồng (trong đó bê tông 6,6km); kiên cố hóa 18,12km kênh mương, xây dựng, sửa chữa 115 cống 11 trạm bơm…; xây dựng, nâng cấp 14 công trình nước sinh hoạt; xây dựng, nâng cấp 55 công trình trường học và 44 công trình khác phục vụ cho dạy học; xây dựng, nâng cấp 14 công trình y tế…

Bên cạnh đó một số công trình lớn có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển kinh tế-xã hội trên địa bàn như: hồ chứa nước Rào Đá, cầu Trung Quán, quốc lộ 1 tránh lũ, kè chống xói lở Duy Ninh-Hàm Ninh… đã được các cấp đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong sản xuất và phục vụ nhu cầu đời sống của nhân dân.

Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền các cấp luôn quan tâm chăm lo phát triển toàn diện các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường… Năm 2015 thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 26 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo còn 5,6%, giảm 15% so với cuối năm 2011. 

Sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới, bộ mặt huyện Quảng Ninh đã có nhiều khởi sắc. Đến nay toàn huyện có 3/14 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới (Lương Ninh, Vĩnh Ninh và Hàm Ninh), chiếm 21,4%; 2 xã Võ Ninh và Xuân Ninh đạt 16 tiêu chí; xã Hiền Ninh 14 tiêu chí; xã Duy Ninh và xã Vạn Ninh 13 tiêu chí…

Chương trình xây dựng nông thôn mới ở huyện Quảng Ninh: Những kết quả tích cực
Trạm Y tế xã Vĩnh Ninh được đầu tư xây dựng khang trang, đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân trên địa bàn.

Toàn huyện ước đạt 203 tiêu chí (tăng so với năm 2011 là 145 tiêu chí), bình quân mỗi xã đạt 14,5 tiêu chí, cao hơn
mức bình quân chung của tỉnh. Cơ cấu kinh tế nông thôn chuyển dịch đúng hướng, cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp và phát huy có hiệu quả; các lĩnh vực văn hóa-xã hội chuyển biến tiến bộ, đời sống nhân dân được cải thiện, công tác giảm nghèo, giải quyết việc làm và giải quyết chính sách xã hội đạt được nhiều kết quả; chính trị xã hội ổn định, quốc phòng-an ninh được tăng cường, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; năng lực lãnh đạo của tổ chức đảng, điều hành của chính quyền được nâng cao, vai trò Mặt trận, đoàn thể tiếp tục được khẳng định.

- Advertisement -

Theo ông Nguyễn Viết Ánh, Chủ tịch UBND huyện Quảng Ninh, bên cạnh kết quả đạt được, trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Quảng Ninh vẫn còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế.

Đó là, chất lượng quy hoạch, đề án Chương trình xây dựng nông thôn mới ở một số xã chưa cao, hàng năm chưa được điều chỉnh, bổ sung kịp thời; công tác quản lý quy hoạch chưa quan tâm đến quy hoạch phát triển sản xuất, nâng cao đời sống nhân dân; nhận thức của một số bộ phận cán bộ và người dân về xây dựng nông thôn mới còn thấp, vẫn còn tư tưởng trông chờ ỷ lại…

Từ thực tế trên, thời gian tới huyện Quảng Ninh tiếp tục chỉ đạo các địa phương, các ban, ngành, đoàn thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới để cán bộ, nhân dân hiểu và tích cực chung tay, chung sức, góp công, góp của, hiến đất tham gia xây dựng nông thôn mới; đồng thời chú trọng việc phổ biến các mô hình hiệu quả, cách làm hay trong thực hiện các nội dung xây dựng nông thôn mới…

Từ đó, phấn đấu năm 2016 có thêm 3 xã đạt xã nông thôn mới (Võ Ninh, Xuân Ninh, Hiền Ninh); đến năm 2019, toàn huyện có 12/14 xã đạt xã nông thôn mới (chiếm tỷ lệ 85,7%) sớm đưa Quảng Ninh trở thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới.

Hương Trà

Nguồn: Báo Quảng Bình Online

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,403Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm