6.1 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình khóa X (1997-2002)

- Advertisement -

(QBĐT) – Ngày 20-7-1997, không khí bầu cử ĐBQH khóa X diễn ra sôi nổi trên khắp các địa phương trong toàn quốc. Đông đảo các tầng lớp nhân dân, cử tri phấn khởi, nô nức đi bỏ phiếu từ sáng sớm. Nhiều nơi, cử tri đi bầu đạt tỷ lệ 100%, nhiều tổ bầu cử đã kết thúc khá sớm. Tỷ lệ cử tri đi bầu so với cử tri ghi trong danh sách đạt 99,58%. Kết quả trúng cử ĐBQH khóa X trong cả nước là 450 đại biểu. Tại địa bàn tỉnh Quảng Bình có 5 đại biểu trúng cử và được UBTVQH phê chuẩn gồm các ông, bà:

>> Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình những năm 1989-1997

Hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình khóa X (1997-2002)
Ông Lê Công Minh, Trưởng đoàn ĐBQH Quảng Bình tham gia ý kiến vào dự án Luật Khiếu nại, tố cáo tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa X.

1. Cao Lương Bằng
2. Lý Tài Luận (công tác ở cơ quan Trung ương)
3. Cao Thị Lèng
4. Lê Công Minh
5. Nguyễn Xuân Hướng (công tác ở cơ quan Trung ương)

Tại kỳ họp thứ nhất, Đoàn ĐBQH Quảng Bình đã bầu đại biểu Lê Công Minh – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn và được UBTVQH phê chuẩn. Cũng tại kỳ họp, ông Lý Tài Luận được bầu làm Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế và ngân sách của Quốc hội, ông Lê Công Minh được bầu làm Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; bà Cao Thị Lèng được bầu làm Ủy viên HĐDT của Quốc hội.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình khóa X được bầu ra và hoạt động trong hoàn cảnh tình hình trong nước và tỉnh nhà đã và đang diễn ra nhiều sự kiện quan trọng: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam, tỉnh nhà sau 10 năm đổi mới. Với tinh thần trách nhiệm cao trước cử tri và nhân dân, trong suốt cả nhiệm kỳ Đoàn ĐBQH và các ĐBQH tỉnh đã dành nhiều thời gian nghiên cứu, thảo luận, tham gia đề xuất với Quốc hội nhiều giải pháp thiết thực trên các lĩnh vực văn hóa, kinh tế – xã hội, quốc phòng-an ninh và một số lĩnh vực quan trọng khác của đất nước.

Trên lĩnh vực kinh tế, các ĐBQH tỉnh đã dựa trên thực trạng nền KT-XH của tỉnh nhà đề xuất với Quốc hội một số giải pháp như: Tập trung sức phát triển nông nghiệp toàn diện, đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng, tiếp tục phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, điều chỉnh cơ cấu đầu tư, khai thác tiềm năng thế mạnh gắn với củng cố quan hệ sản xuất mới; phát huy động lực của KH và CN góp phần ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh.

Tại kỳ họp thứ 3, đại biểu Cao Lương Bằng đề nghị Nhà nước cần tăng cường công tác chỉ đạo điều hành, kiểm tra, giám sát việc cấp phát vốn cho các chương trình dự án, kiên quyết xử lý những biểu hiện tiêu cực trong việc xử lý nguồn vốn xoá đói giảm nghèo. Đại biểu đề nghị Nhà nước khẩn trương nghiên cứu đổi mới về phương thức quân đội làm kinh tế để phù hợp với tình hình nhiệm vụ mới, tạo ra sự gắn bó chặt chẽ giữa hai nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và xây dựng phát triển kinh tế, nhất là ở biên giới và các vùng đặc biệt khó khăn

Kỳ họp thứ 8, đại biểu Lê Công Minh đã đề nghị Chính phủ và các Bộ, ngành quan tâm đến việc đầu tư phát triển thị trường chợ nông thôn, có chính sách củng cố, kiện toàn hợp tác xã mua bán, làm sao để người nông dân thực hiện mua, bán tại địa phương mình, phải chú trọng đầu tư công nghiệp chế biến, nhất là chế biến nông sản, thực phẩm.

- Advertisement -

Trên lĩnh vực văn hóa – xã hội, Đoàn ĐBQH tỉnh đã đề xuất một số biện pháp nhằm ngăn chặn chiều hướng xuống cấp đối với các ngành Giáo dục – Đào tạo và Y tế; tăng cường phủ sóng phát thanh, truyền hình cho vùng cao, vùng dân tộc nhằm nâng cao trình độ dân trí; thành lập Quỹ cứu trợ xã hội, Quỹ Phòng chống thiên tai, Quỹ đền ơn đáp nghĩa.

Trong nhiệm kỳ hoạt động của mình, Đoàn ĐBQH tỉnh đã phối hợp với Thường trực UBMTTQVN, Thường trực HĐND, UBND tỉnh tổ chức thực hiện được 140 cuộc TXCT trên địa bàn tỉnh với gần 98.500 lượt người tham dự. Cử tri dự tiếp xúc gồm đại diện lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể; các tầng lớp dân cư, các nhà khoa học trong tỉnh, các doanh nghiệp.

Qua việc tiếp xúc với cử tri, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổng hợp ý kiến đóng góp của cử tri kiến nghị với Chính phủ, Quốc hội về những vấn đề như: cho nông dân, ngư dân nghèo vay vốn xoá đói, giảm nghèo với lãi suất thấp và tăng thời gian cho vay; hỗ trợ vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, trường học, trạm xá ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Bình và khu vực miền Trung; bảo đảm  các chính sách xã hội và đãi ngộ thoả đáng cho các đối tượng là người có công với cách mạng.

Qua một nhiệm kỳ hoạt động, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tiếp gần 350 lượt công dân, nhận 250 đơn của công dân, lập thủ tục chuyển 230 đơn gửi đến các cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết, không chuyển 20 đơn do có nội dung trùng lặp hoặc không rõ. Đoàn cũng nhận được thông báo kết quả giải quyết trên 200 đơn.

Nội dung đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân tập trung vào một số vấn đề như: tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình, cá nhân hoặc đất của hộ gia đình cá nhân đang sử dụng bị thu hồi vào mục đích công cộng như việc đến bù không thỏa đáng; việc cấp đất sai thẩm quyền; về lợi dụng chức quyền man khai để hưởng các chính sách xã hội; về những vi phạm về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trong xét xử bị oan sai…

Việc tổ chức lấy ý kiến về các dự án luật, pháp lệnh được Đoàn ĐBQH tỉnh phối hợp với Thường trực HĐND, UBND tỉnh tổ chức tại các hội nghị chuyên đề, mời Hội luật gia, Đoàn luật sư, các ngành có liên quan, các đoàn thể nhân dân tham gia đóng góp vào các dự án luật, pháp lệnh. Bình quân, hàng năm Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức từ 8 đến 10 cuộc hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào các dự án luật, pháp lệnh.

Đối với các dự án luật có mối quan hệ và phạm vi đối tượng điều chỉnh rộng lớn, Đoàn ĐBQH tỉnh đã tổ chức nhiều hình thức đa dạng để tranh thủ thêm một số cá nhân, tổ chức có liên quan nghiên cứu, tham gia đóng góp ý kiến. Nhờ vậy, bản tổng hợp ý kiến đóng góp có chất lượng cao hơn, tạo thuận lợi cho các ĐBQH tỉnh tham gia công tác xây dựng pháp luật của Quốc hội. Nhiệm kỳ Quốc hội khóa X, Đoàn ĐBQH tỉnh đã cùng Quốc hội thông qua 1 bộ luật, 31 luật, 39 pháp lệnh, 29 nghị quyết có quy phạm pháp luật, tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề của cuộc sống và phát triển đất nước.

Nhiệm kỳ Quốc hội khóa X, Đoàn ĐBQH tỉnh chưa có ĐBQH hoạt động chuyên trách tại địa phương, nhưng nhìn chung các ĐBQH trong Đoàn luôn giữ mối quan hệ chặt chẽ trong hoạt động của Đoàn thông qua sự phân công, điều hành của Trưởng đoàn. Tại các kỳ họp của Quốc hội cũng như giữa hai kỳ họp, các ĐBQH căn cứ vào chương trình của đoàn để tiến hành thực hiện nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm luật định.

- Advertisement -

Tuy nhiên, do các ĐBQH tại địa phương đều hoạt động kiêm nhiệm, địa bàn của tỉnh có địa hình khá phức tạp nên gặp nhiều khó khăn, có đại biểu bị bệnh, đau ốm dài ngày nên đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chung của Đoàn ĐBQH tỉnh.

P.V (lược trích)

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,400Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm