7 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Dấu tích đường sắt xuyên biên giới thời Pháp ở Quảng Bình

- Advertisement -

Trụ cầu, hầm, gò đê cao hay cái mâm nhôm… là những dấu tích cuối cùng của tuyến ‘đường sắt trên không”, do Pháp xây dựng ở vùng núi phía tây Quảng Bình.

Dấu tích đường sắt xuyên biên giới thời Pháp ở Quảng Bình

Xã Thanh Hóa (Tuyên Hóa, Quảng Bình) còn sót lại nhiều dấu tích của công trình “đường sắt trên không” do Pháp xây dựng nhằm phục vụ công cuộc khai thác thuộc địa. Trong ảnh là những trụ cầu ở khu vực Bắc Sơn, xã Thanh Hóa, người dân hay gọi là Cầu Trập.

Dấu tích đường sắt xuyên biên giới thời Pháp ở Quảng Bình

Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1918), người Pháp mở rộng công cuộc khai thác thuộc địa ở Đông Dương. Bấy giờ, một tuyến đường sắt được xây dựng ở vùng rừng núi miền tây Quảng Bình nhằm vận chuyển sản vật khai thác từ Lào, đưa ra biển.

Dấu tích đường sắt xuyên biên giới thời Pháp ở Quảng Bình

Do địa hình đồi núi nên nhiều đoạn đường sắt xây dựng trên các cột trụ có độ cao hàng chục mét. Một số đoạn sử dụng cáp treo để vận chuyển các toa tàu nên được gọi là “đường sắt trên không”, hay “không trung thiết lộ”. Một số trụ cầu hiện có thể được nhìn thấy khi đi dọc quốc lộ 12A.

Dấu tích đường sắt xuyên biên giới thời Pháp ở Quảng Bình

- Advertisement -

Tuyến đường sắt được xây dựng vào năm 1929 và hoàn thành sau 5 năm, bắt đầu ở ga Tân Ấp (huyện Tuyên Hóa) và kết thúc ở huyện Khăm Muộn (Lào). Hiện có nhiều con số về chiều dài tuyến đường, nhưng ước khoảng 60 km.

Dấu tích đường sắt xuyên biên giới thời Pháp ở Quảng Bình

Tuyến đường được xây dựng với nhiều hầm xẻ qua núi. Hầm Thanh Lạng được xây dựng với chiều dài 500 m, cao 5 m, rộng 6 m vẫn còn rất kiên cố cho đến nay.

Dấu tích đường sắt xuyên biên giới thời Pháp ở Quảng Bình

Thành hầm dày hàng chục cm nhưng không có sắt thép bên trong. Sau nhiều năm không sử dụng, hầm nay bị dột, nước rỉ từ ngầm đá xuống nhỏ tí tách. Dù vậy, hầm Thanh Lạng vẫn được người dân đi lại hàng ngày để canh tác.

Dấu tích đường sắt xuyên biên giới thời Pháp ở Quảng Bình

Cụ ông Hoàng Cho (xã Thanh Hóa) 83 tuổi nhớ rất rõ hình ảnh về tuyến đường sắt độc đáo trong ký ức. Cha đẻ cụ Chu là phu làm đường sắt cho Pháp. Bấy giờ, Pháp chỉ chọn dân phu khỏe mạnh, nhanh nhẹn, phần lớn là người Hà Tĩnh vào. “Đục hầm Thanh Lạng, Cà Tang, sập chết rất nhiều người. Phu làm cả ngày mà công rẻ mạt, được trả 8 lon gạo, nhỏ hơn lon sữa bò ngày nay”, cụ Cho nhớ lại.

Dấu tích đường sắt xuyên biên giới thời Pháp ở Quảng Bình

- Advertisement -

Cụ Cho kể những đoàn tàu dài hàng chục toa với hai màu xanh và đen đi lại hàng ngày. “Tàu to, cao, dài và sàn lát nhôm, chở gạo từ đồng bằng lên, rồi chở hàng bên Lào về. Lúc đầu tôi nghĩ là cát, sau mới biết chở vàng sa khoáng”, cụ Cho nhớ lại.

Dấu tích đường sắt xuyên biên giới thời Pháp ở Quảng Bình

Cụ Cho không ít lần đi trên tàu này, từ ga Thanh Lạng ở gần nhà lên ga Xóm Cục. “Thời chống Pháp, du kích không ít lần phá đường sắt này, từ ga Lâm Hóa về Thanh Lạng. Tôi còn nhớ có lần 20 đầu máy xe lửa bị kẹt ở Lào vì đường bị phá”, cụ Cho nói.

Dấu tích đường sắt xuyên biên giới thời Pháp ở Quảng Bình

Đến những năm chống Mỹ, quân dân dùng goòng để chuyển lương thực, súng ống trên tuyến đường sắt này. “Hai người ở 2 bên đẩy một xe goòng. Khi xuống dốc thì nhảy lên, dùng chân đạp vào phanh cao su tự chế để hãm goòng, còn lên dốc thì gò lưng, cong mông đẩy”, cụ Cho tếu táo kể.

Cũng ở gần ga Thanh Lạng, ông Nguyễn Văn Hiến (61 tuổi) cho hay, vào năm 1963 còn đi xe goòng về Đồng Lê cách nhà khoảng 30 km. “Một năm sau, chiến tranh phá hoại nên tuyến đường sắt bị Mỹ ném bom, chia cắt và ngừng hoạt động từ đó”, ông Hiến kể lại.

Dấu tích đường sắt xuyên biên giới thời Pháp ở Quảng Bình

Hòa bình lập lại, tuyến đường bị cây rừng phủ lấp. Một đoạn đường được đắp cao, nay vẫn còn lởm chởm đá ở khu vực Bắc Sơn (xã Thanh Hóa) được ngành điện lực tận dụng dựng trụ điện tránh lũ. Cũng tuyến này nhưng đoạn đi qua thôn 5, dài khoảng 700 m được người dân làm đường bê tông.

Dấu tích đường sắt xuyên biên giới thời Pháp ở Quảng Bình

Nhiều đoàn tàu bị đốt phá, cụ Cho tháo dỡ sàn tàu bằng nhôm về làm dụng cụ sinh hoạt như mâm, chảo, xoong, lò… Chiến tranh liên miên khiến nhiều vật dụng bị hư hỏng. Hiện, gia đình cụ vẫn lưu giữ một mâm nhôm làm từ những đoàn tàu này. Mâm rộng khoảng 60 cm, mặt sau lấm chấm nhiều lỗ bằng đầu đũa mà theo cụ Cho là bị bom bi bắn trúng.

Dấu tích đường sắt xuyên biên giới thời Pháp ở Quảng Bình

Ông Thái Bình Ngọc, Phó chủ tịch xã Thanh Hóa cho biết trên địa bàn có nhiều dấu tích, nhưng hiện chưa có quy hoạch với các trụ cầu, hầm này. Riêng hầm Thanh Lạng vẫn được xã dùng cho hoạt động diễn tập quân sự hàng năm.

Hoàng Táo

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,401Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm