7 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Làm gì với thủy sản tồn kho ở miền Trung?

- Advertisement -

(TBKTSG Online) – Hiện tại, chỉ riêng tỉnh Quảng Bình có khoảng 2.000 tấn thủy sản đang tồn kho. Làm gì với số lượng tồn kho này ở Quảng Bình, và ở cả một số tỉnh miền Trung khác nữa là một câu hỏi khó nhưng phải giải quyết của chính quyền địa phương sau sự cố môi trường biển.

Trước câu hỏi đâu là hướng giải quyết cho 2.000 tấn thủy sản đang có trong kho của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh mà báo Tiền Phong đưa tin ngày 24-8, một lãnh đạo sở của Quảng Bình cho biết là đang tính toán phương án giải quyết.

Làm gì với thủy sản tồn kho ở miền Trung?

Theo Bộ NN&PTNT, hiện bốn tỉnh miền Trung có 16.000 tàu thuyền, trong đó, 12.000 là dưới 90CV (sức ngựa). Trong ảnh là tàu cá của ngư dân Hà Tĩnh nằm bờ sau sự cố môi trường biển. Ảnh: Đức Ngọc

Phương án giải quyết đang được một số ban ngành cân nhắc để đề nghị với UBND tỉnh Quảng Bình chủ yếu là hỗ trợ lãi suất nếu số thủy sản này an toàn và bán được, còn không sẽ chọn phương án tiêu hủy.

“Phương án nào cũng phải chịu một chi phí nhất định, chúng tôi đang cố gắng tính toán tổng hợp các phương án, số cá nào an toàn vẫn có thể tiêu thụ thì khuyến khích doanh nghiệp cho tiêu thụ, số lượng nào sau khi kiểm tra không đạt chuẩn sẽ tiêu hủy, không có phương án nào mà không chi tiền cả”, ông nói.

Cũng theo báo Tiền Phong, trong ngày 25-8,  tỉnh Quảng Trị cũng đồng ý cho tiêu hủy 60 tấn cá đông lạnh trữ trong kho lạnh của doanh nghiệp. Chi phí tiêu hủy là 100 triệu đồng, số cá này được đào hố, xử lý hóa chất rồi chôn lấp. Điều đáng nói, trong số 60 tấn cá tiêu hủy này chỉ có 20 tấn cá nhiễm phenol, còn lại 40 tấn là do không tiêu thụ được. Số tiền hỗ trợ theo phía doanh nghiệp kiến nghị được nhận từ chính quyền là 25.000 đồng/kg.

Ngày 22-8, Viện Công nghệ Môi trường tại hội nghị công bố báo cáo của các nhà khoa học sau thảm họa cá chết ở Quảng Trị đã nhấn mạnh rằng có thể yên tâm hơn về chất lượng nước biển, còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) cũng phát đi thông điệp rằng, người dân vẫn có thể khai thác và nuôi trồng thủy sản ở miền Trung bình thường.

- Advertisement -

Tuy nhiên, cùng ngày, Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia có Công văn 752 gởi Bộ Y tế về việc kiểm nghiệm một số thủy sản tại Hà Tĩnh, cho biết nhiều mẫu thủy sản tại địa phương này nhiễm phenol, cyanua vượt ngưỡng cho phép của Việt Nam. Vì thế, hôm nay, 25-8, Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế trả lời rằng, có thể nước biển miền Trung đã an toàn nhưng cá ở đây chưa hẳn là an toàn.

Ông Nguyễn Ngọc Oai, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, Bộ NN&PTNT, trao đổi với báo chí sau hội nghị công bố về môi trường biển miền Trung ngày 22-8 rằng, thời gian tới, Bộ NN&PTNT sẽ kết hợp với Bộ Y tế cùng các địa phương tiếp tục kiểm tra chất lượng thủy sản đang chứa tại các kho, hoặc sau khi đánh bắt tập kết ở các cảng cá ở các địa phương.

Hiện nay, theo quy định hiện hành, nếu một địa phương nào đó công bố thiên tai như hạn hạn, lũ lụt hay những hiện tượng tự nhiên bất thường thì sẽ được hỗ trợ từ Chính phủ. Cụ thể, theo Quyết định 01/2016/QĐ-TTg về cơ chế, quy trình hỗ trợ kinh phí cho các địa phương để khắc phục hậu quả thiên tai của Thủ tướng Chính phủ, nguồn kinh phí hỗ trợ là từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương cho các địa phương để khắc phụ hậu quả của thiên tai.

Tuy nhiên, ở lĩnh vực thủy sản, đối tượng được nhận hỗ trợ là thủy sản nuôi, còn trong trường hợp thủy sản đánh bắt vẫn chưa có trong quyết định này. Như vậy, để hỗ trợ doanh nghiệp về chi phí tiêu hủy, nhiều khả năng các tỉnh phải dùng ngân sách địa phương cho các hoạt động có liên quan trong thời gian này.

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,401Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm