5.3 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Quảng Bình: Lâm tặc tàn phá nghiêm trọng rừng nguyên sinh (Bài 1)

- Advertisement -

Rừng nguyên sinh thuộc xã Trường Sơn, huyện Quảng Ninh (Quảng Bình) có tuổi thọ hàng trăm năm, hiện nay đang bị tàn phá nghiêm trọng bởi lâm tặc khai thác gỗ. Liệu một số cán bộ Kiểm lâm và Bảo vệ rừng nơi đây có cố tình làm ngơ, tiếp tay cho lâm tặc tàn phá tan hoang?

[jw7-video n=”1″]

“Đột nhập” vào rừng thiêng

Thời gian qua, những người dân tại địa phương đã nhiều lần phản ánh gay gắt lên các cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn hiện tượng chặt phá rừng một cách bừa bãi. Thế nhưng, đến nay không có một cơ quan chức năng nào vào cuộc giải quyết dứt điểm. Trong khi đó rừng nguyên sinh khu vực xã Trường Sơn vẫn đang bị tàn phá ngày một nghiêm trọng.

Nhận được phản ánh, trong vai lâm tặc, phóng viên đã có mặt tại địa bàn xã Trường Sơn, để tìm hiểu về vụ việc.

Phóng viên đã có mặt tại hiện trường trong khu rừng bên cạnh những cấy gỗ quý có trăm năm tuổi để chứng kiến khung cảnh rừng bị tàn phá nghiêm trọng

Để vào được khu vực này quả không đơn giản. Có hai con đường “độc đạo” để đi đến xã miền núi này, đó là đường bộ và đường sông. Hai bên vách núi dựng đứng, chỉ cần có người lạ mặt vào địa bàn xã, tức thì bọn “lâm tặc” đều biết hết.

Dọc hai con đường sông và đường bộ đều có các trạm, chốt của các lực lượng Kiểm lâm, Bảo vệ rừng, Bộ đội Biên phòng và UBND xã Trường Sơn. Từ điểm đầu con đường thuộc Thị trấn Nông trường Việt Trung (Bố Trạch) đến xã Trường Sơn dài khoảng 50km có khoảng gần 10 chốt trạm kiểm soát của các lực lượng chức năng thường trực ngày đêm để ngăn chặn lâm tặc.

Nắm bắt tình hình và địa bàn, phóng viên đã chọn Bản Sắt, con đường mới làm vào bản kéo dài khoảng 7km trèo lên, vòng qua từng triền núi cheo leo hiểm trở. Đối diện đầu con đường đi vào có Tổ chốt Bảo vệ rừng C6 thuộc Lâm trường Trường Sơn chốt chặn. Đi vào khoảng 5km có một chốt kiểm tra của UBND xã dựng lên cũng nhằm để kiểm tra lâm tặc phá rừng.

Trên đường vào, rất nhiều ánh mắt theo dõi PV của những người hai bên đường và cả các trạm chốt tại đây. Chỉ cần lâm tặc phát hiện  ra thì rất có thể sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

- Advertisement -

Khi vào đến nơi, chúng tôi hỏi và làm quen được một gia đình trong bản, vờ đi mua rễ cây đưa về miền xuôi bán, lúc này người dân mới tiếp chuyện.

Ông Hoàng Văn S dân tộc Vân Kiều cho biết: Nếu mua rễ cây, các con phải ra làm luật cái đã, vì nhiều đợt trước có ông Ngọc vào mua chở rất nhiều ô tô rễ, làm luật thì họ mới cho đi hết. Ở đây nó (lâm tặc – PV) chặt gỗ rừng về nhiều lắm nhưng làm luật ở ngoài đó mới cho đi. Còn dân ở đây hễ đi chặt cây gỗ về là đều bị bắt, phải đi làm gỗ về bán cho lâm tặc mới không bị bắt.

Trò chuyện một lúc, chia tay với dân bản, chúng tôi tiếp tục đi vào rừng nơi có dấu vết tàn phá của lâm tặc.

Tiếng khóc than “thảm thiết” của rừng

Vừa bước chân vào cửa rừng khoảng chừng 1 km, trước mắt một cảnh tượng tan hoang, nhiều cây cổ thụ bị đốn hạ lấy gỗ, một khoảng rừng bị đốt cháy trụi. Tiếng máy cưa xẻ gỗ vang rền cả một khoảng, cây đổ ầm ầm như muốn xé tan cả khu rừng.

Đi sâu vào rừng, con đường đầy những vết hằn sâu vào đất đá của những tấm gỗ, khúc gỗ được bọn lâm tặc cho vận chuyển ra bằng, gùi, vác và sử dụng loại trâu kéo, khi kéo gỗ, dấu vết được để lại rất rõ ràng.

Lâm tặc cho vận chuyển ra bằng, gùi, vác và sử dụng loại và sử dụng loại trâu kéo để lại dấu vết rất rõ ràng

Những cây gỗ Lim, Táu, Huỵnh vv… có tuổi thọ hàng trăm năm, nhiều cây lớn phải 3 người ôm mới hết. Những cây gỗ quý này đều bị lâm tặc đốn hạ.

- Advertisement -

Đứng trước cây gỗ Huỵnh bị đốn hạ, có chiều cao 50m và chiều rộng 3,5m chúng tôi không khỏi xót xa. Khi đốn hạ, rơi xuống, thân cây và tán lá cũng làm hư hại hàng trăm cây nhỏ khác mọc xung quanh nó.

Càng đi sâu vào trong rừng, càng thấy mức độ tàn phá rừng khủng khiếp của bọn lâm tặc. Vừa phá rừng, lâm tặc vừa làm công tác “cảnh giới” bảo vệ cho các đối tượng, nếu có người lạ vào rừng tất cả đều dừng ngay hoạt động cưa xẻ và lẩn trốn.

Bóng dáng lâm tặc gây nên nỗi hoảng loạn của rừng

Vào sâu khoảng 3 km là một bãi trống với những cây gỗ bị đốn xuống đang được cưa xẻ để biến thành phẩm chờ vận chuyển. Có người lạ, nhóm lâm tặc này bỏ đi ngay khỏi hiện trường. Xung quanh khoảng 5 cây gỗ gồm Táu, Huỵnh nằm ngổn ngang.

Chứng kiến mức độ tàn phá của bọn lâm tặc gây ra thật khủng khiếp chúng tôi không khỏi xót xa cho khu rừng bị tàn phá.

Một người dân địa phương thốt lên rằng: Nếu các chú đi sâu hơn nữa vào sâu trong rừng thì mới thấy mức độ tàn phá kinh khủng hơn nữa. Phải gọi là “đại công trường” xẻ gỗ của bọn lâm tặc. Dân chúng tôi nhiều lần phản ánh, nhưng lực lượng bảo vệ rừng, đặc biệt là Kiểm lâm ở đây đều làm ngơ cho lâm tặc.

Ra khỏi rừng, ngoảnh lại nhìn lần cuối, chúng tôi vẫn còn nghe văng vẳng bên tai tiếng “gào thét”, “khóc than” và “cầu cứu” thảm thiết của rừng. Nhưng cây cổ thụ vẫn tiếp tục bị đốn hạ không thương tiếc, cánh rừng nơi này sẽ bị tàn phá tan hoang từng ngày, từng ngày.

Mai Xuân Hiển

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,403Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm