6.6 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Rớt nước mắt cảnh cụ ông ngồi trên nóc nhà ôm cụ bà đau ốm canh lũ

- Advertisement -

Nước lũ dâng quá nhanh, bà bị rạn xương sống lâu năm, đi lại khó khăn nên ông chỉ còn biết bồng vợ và đưa một số đồ đạc lên nóc nhà tránh lũ.

Cặp vợ chồng chúng tôi nói đến là vợ chồng ông Nguyễn Văn Thông (64 tuổi) và vợ là bà Nguyễn Thị Vân (62 tuổi) cùng trú thôn Hậu Thành, xã Phú Hòa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

Hiện hai vợ chồng ông sống với nhau, con cái đều ở xa, bà Vân bị thoái hóa cột sống đi lại khó khăn nên khi nước lũ dâng cao ông Thông chỉ kịp đưa vợ và một số đồ đạc lên nóc nhà tránh lũ. Toàn bộ tài sản như vật nuôi, lương thực, quần áo… đã bị nước lũ cuốn trôi gần hết.

Ôm vợ trên nóc nhà tránh lũ

Từ đêm 30/10 đến 1/11 tại Quảng Bình xuất hiện những trận mưa lớn khiến nước tại một số con sông tăng nhanh.

Mưa lớn, nước sông dâng khiến nhiều ngôi nhà của người dân trong xã Phú Hòa (huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) bị ngập đến gần cửa sổ.

Từ đêm 31/10 nước lũ đã tràn lên gây ngập lụt nghiêm trọng tại một số địa phương của tỉnh Quảng Bình. Một số thôn, xóm trên địa bàn một số huyện, thị xã của tỉnh này đã bị cô lập do nước lũ. Trong đó, phải kể đến thôn Hậu Thành, xã Phú Hòa, huyện Quảng Trạch. Nước lũ dâng nhanh khiến

Trong hoàn cảnh nước lũ dâng cao, vợ chồng ông Thông phải sơ tán lên nóc nhà tránh lũ. Nhìn cảnh ông Thông ôm vợ bị rạn xương sống nằm trên nóc nhà khiến chúng tôi không khỏi xúc động.

- Advertisement -

Trò chuyện với PV, vợ chồng ông Thông cho biết, hai ông bà cưới nhau đã từ lâu và có với nhau đến 8 mặt con nhưng tất cả đều ở xa. Hiện hai vợ chồng ông bà ở với nhau trong ngôi nhà dựng bằng gạch ba vanh (gạch xỉ – PV) ở thôn Hậu Thành. Nước lũ dâng cao, con cái ở xa không giúp đỡ được gì, cả hai ông bà thui thủi cùng nhau chống lũ.

Bà Vân mắc bệnh rạn xương sống đã nhiều năm nay và khó khăn trong việc đi lại. Vợ ốm, toàn bộ công việc trong gia đình đều do ông Thông đảm trách. 3h sáng 31/10 mưa lớn khiến nước sông dâng nhanh và tràn vào 100% các hộ dân trong thôn Hậu Thành.

Nước dâng quá nhanh, vợ lại đau ốm nên ông Thông không kịp dọn đồ đạc lên chỗ khô ráo. Hầu hết tài sản, lương thực, gia súc… trong nhà đều bị nhấn chìm trong nước lũ. Ông chỉ còn biết bế bà cùng một số đồ đạc còn lại lên nóc nhà để tránh lũ.

Trong lúc phụ chồng chạy lụt, bệnh rạn xương sống của bà Vân tái phát phải nằm một chỗ, ông Thông chỉ còn biết dọn vội một số đồ đạc, bế vợ lên nóc nhà và ngồi canh nước lũ.

Nằm trên nóc nhà, nói chuyện với chúng tôi mà nước mắt bà Vân không ngừng rơi. Nhiều khi bà Vân tự trách mình bệnh tật, không giúp đỡ được gì cho chồng.

tất cả các hộ gia đình trong thôn đều ngập sâu trong nước. Nhiều hộ gia đình không kịp dọn đồ đạc nên toàn bộ đồ đạc, quần áo, lương thực… bị nước lũ cuốn trôi. Cuộc sống trong lũ vô cùng khó khăn.

Bà kể: “Từ đêm 30/10 đã xuất hiện mưa lớn, đến 3h sáng 31/10 thì nước lũ dâng cao và tràn vào nhà. Do nước lũ dâng nhanh lại vào lúc sáng sớm nên hai vợ chồng không kịp trở tay. Thấy chồng một mình dọn dẹp đồ đạc nên tôi ra giúp chồng thì bệnh rạn xương sống tái phát nên đành nằm một chỗ”.

Bà Vân tâm sự, tiếng nhà đông con nhưng các con đều đi làm ăn hoặc lấy chồng xa nên hai vợ chồng già chỉ biết ở và đùm bọc lấy nhau. Trong số các con của vợ chồng bà Vân, có những người làm ăn mãi bên Lào, có người ở Hải Phòng.

- Advertisement -

Ông bà có một người con trai lập gia đình và sống gần nhà nhưng do nước lũ dâng nhanh lại vướng bận 3 đứa con thơ dại nên không sang giúp đỡ được gì cho bố mẹ.

Uống nước mưa, ăn mì tôm sống

Nói chuyện với chúng tôi, trên gương mặt ông Nguyễn Văn Thông vẫn còn nguyên sự mệt mỏi do cả đêm chạy lụt và thức để canh chừng nước lũ.

Ông Thông bảo, vợ ông bị rạn xương sống đã nhiều năm nay, việc đi lại rất khó khăn nên hầu hết bà chỉ nằm một chỗ. Muốn đi lại thì phải đắp thuốc nhưng do mưa lũ không thể nào có thuốc để đắp cho bà được. Năm nay đã 64 tuổi nên sức khỏe của ông Thông cũng không còn được như xưa.

Tuy nhiên, do vợ ốm đau, con cái lại ở xa nên mọi việc trong gia đình từ việc lớn đến việc nhỏ đều do ông lo trọn. Tuy biết tin lũ đến nhưng do sức yếu, vợ lại đau ốm nên ông Thông không kịp sửa soạn đồ đạc gì để phòng lũ đến.

Từ khi nhà bị ngập cho đến nay, ông Thông ở trên nóc nhà ăn mì tôm sống, uống nước mưa và ngồi ôm vợ đau ốm canh nước lũ.

Số tài sản, vật nuôi còn lại đều bị nước nhấn chìm. Trên nóc nhà, ông Thông cũng thức trắng đêm để canh phòng nước lũ có dâng cao, ngập nóc nhà còn đưa vợ đi chỗ khác.

“Tôi phải thức để canh lũ, đề phòng nước có dâng cao còn kịp đưa bà ấy đi sang nhà khác cao hơn để tránh lũ. Để bà ấy ướt là khổ lắm”, ông Thông tâm sự.

Do hầu hết quần áo, lương thực… đều đã bị ngập sâu trong nước lũ nên suốt từ đêm 31/10 cho đến tối 1/11 vợ chồng ông Thông chỉ biết ăn bánh và mì tôm sống do một số đoàn cứu trợ đến hỗ trợ trong đợt lũ diễn ra giữa tháng 10/2016. Lụt lội nên không có nước sạch để dùng nên ông Thông cũng chỉ biết hứng nước mưa rồi đun sôi để uống.

“Quần áo bị ngập trong nước hết cả, mấy ngày nay một số bà con hàng xóm có mang cho một số bộ quần áo cũ để vợ chồng tôi mặc cho ấm. Tôi chỉ mặc vài bộ, số còn lại nhường lại cho bà ấy”, ông Thông kể.

Hai vợ chồng ông Thông đang ngồi ăn mì tôm sống và mong nước sớm rút.

Trả lời chúng tôi, ông Trần Ngọc Đính – Trưởng thôn Hậu Thành (xã Phú Hòa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) cho biết, toàn thôn Hậu Thành có 173 hộ gia đình với 675 nhân khẩu. Sáng sớm 31/10 nước lũ dâng cao khiến 100% các hộ gia đình bị ngập trong nưỡ lũ.

Nhiều chỗ trong thôn ngập sâu đến 3 mét. Sống trong cảnh lụt lội, cuộc sống của hầu hết bà con trong thôn đều rất khó khăn do thiếu lương thực và nước uống. Trong đó, hoàn cảnh của vợ chồng ông Thông và bà Vân là đáng thương nhất.

“Gia đình ông Nguyễn Văn Thông là hộ nghèo nhiều năm. Con cái đông nhưng lại đi lấy chồng hoặc làm ăn xa nên lúc có việc này việc tê chỉ có hai ông bà kể cũng tội. Bà Vân lại bị bệnh rạn xương sống lâu năm nên cứ mỗi lần làm việc lại bị đau.

Trong đợt lũ này, thấy 2 ông bà đồ đạc bị nước lũ cuốn trôi, người dân trong xóm ai cũng đem áo quần, mì tôm, bình nước cho vợ chồng ông Thông dùng tạm. Mỗi lần có đợt hộ trợ đến thôn đều tạo điều kiện cho gia đình ông Thông 1 suất”, ông Đính thông tin.

Được biết, hiện tại thôn Hậu Thành (xã Phú Hòa, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) đã ngớt mưa nhưng nước lũ vẫn đang có dấu hiệu dâng cao.

Theo VTC

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,400Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm