7 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Người mẹ tâm thần và cô con gái ham học

- Advertisement -

Mẹ mang bệnh tâm thần và không biết cha mình là ai, nhưng Nguyễn Thị Châu (học sinh lớp 2B, trường tiểu học số 1 Xuân Trạch, Bố Trạch, Quảng Bình) vẫn khao khát được đi học và học rất khá.

Người mẹ tâm thần và cô con gái ham học

Bình thường khi không lên cơn, mẹ của Châu vẫn nhận thức được Châu là con mình – Ảnh: QUỐC NAM

Châu đen nhẻm và còi cọc hơn nhiều so với bạn cùng trang lứa. Châu là kết quả của một lần “lỡ dại” của người mẹ tâm thần với một người đàn ông “bí ẩn” ở địa phương. 

Có lẽ vì điểm bắt đầu đó, cuộc sống của Châu cũng trở thành vô định. Bà ngoại phải cưu mang Châu từ khi em mới ra đời.

“Ở trong lớp Châu được đánh giá học ở mức khá, nhưng với các giáo viên trong trường hoàn cảnh như Châu mà học được như thế đã là quá giỏi rồi.”

Thầy Hồ Văn Phong

Bà Hoàng Thị Xuân, bà ngoại Châu kéo áo cháu lên để lộ những vết xước còn chưa kịp khô ở lưng. Bà Xuân kể đó là thứ “thường nhật” trên người Châu mấy năm qua. 

Bà Xuân có năm người con. Bốn người đã lập gia đình ở xa. Còn một người con gái tên Nguyễn Thị Hương có dấu hiệu tâm thần khi mới 20 tuổi. Sau khi có Châu, bệnh tình của người mẹ này ngày càng nghiêm trọng hơn. 

- Advertisement -

Dù không thường xuyên, nhưng cứ vài bữa chị Hương lại lên cơn. Lúc lên cơn chị không kiểm soát được việc mình làm. Chị đánh cả bà Xuân, và đánh cả đứa con tội nghiệp. 

Nhiều hôm thương con, thương cháu, bà Xuân phải gồng mình chạy vào ôm Châu để cháu khỏi bị đòn. “Nhiều khi đánh con xong hỏi lại nó nói không biết gì. Biết là cháu bị đánh đau lắm nhưng tui cũng không biết làm răng vì khi lên cơn nó hay mất kiểm soát như rứa” – bà Xuân nói.

Thương cháu chịu nhiều thiệt thòi, bà Xuân vẫn gồng gánh làm lụng để nuôi con, nuôi cháu. Cuộc sống của cả nhà ba thế hệ giờ chỉ trông vào mấy sào ruộng. 

Mấy năm nay chồng bà bị bệnh tim, gần như chỉ nằm một chỗ nên vai bà phải gánh cả chồng, con và cháu. Nhưng bà vẫn gắng cho cháu đi học như đám trẻ trong làng. 

Bà nói mẹ Châu không bình thường đã bất hạnh rồi, giờ bà không muốn cả Châu cũng bất hạnh như thế. Nên có khổ thêm nữa bà cũng cho Châu đi học bằng được.

Hiểu được hoàn cảnh của mình, Châu rất ham học. Sách vở nhiều khi mẹ lên cơn vứt hết, Châu lại lụi cụi đi nhặt từng cuốn vào xếp lại để mai tiếp tục đến trường. 

Thầy Hồ Văn Phong, tổng phụ trách đội của trường Tiểu học số 1 Xuân Trạch kể nhiều bữa sáng thấy Châu lên lớp mà mặt mày xác xơ. Hỏi ra mới biết tối qua mẹ lên cơn hành hạ cả tối, nhưng sáng mai dậy Châu vẫn đến lớp. 

“Ở trong lớp Châu được đánh giá học ở mức khá, nhưng với các giáo viên trong trường hoàn cảnh như Châu mà học được như thế đã là quá giỏi rồi” – thầy Phong nói.

- Advertisement -

Điều bà Xuân lo nhất là không biết ông bà ngoại còn sống được mấy năm nữa. Bà sợ rằng khi đó Châu chưa kịp học xong. Châu sẽ đi học ra sao sau những lần lên cơn của mẹ…!?

Từ ngày 24-7, báo Tuổi Trẻ sẽ giới thiệu 100 gương học sinh (từ tiểu học đến THPT) vượt khó vươn lên trong học tập trên tuoitre.vn. Mỗi tấm gương hiếu học nhận một suất học bổng “Đèn đom đóm”, trị giá 3 triệu đồng/suất.

Chương trình do báo Tuổi Trẻ phối hợp cùng Công ty FrieslandCampina Việt Nam tổ chức.

QUỐC NAM

Theo Tuổi trẻ

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,401Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm