6.6 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Đề xuất loại tác phẩm Chí Phèo: Đừng đem quan điểm hiện đại áp đặt vào quá khứ!

- Advertisement -

Vừa qua, anh Nguyễn Sóng Hiền – nghiên cứu sinh tiến sĩ Trường ĐH Newcastle (Australia) cho rằng nên loại bỏ tác phẩm này để tránh tác động xấu đến mặt nhận thức của học sinh.

Ngay sau đó, đã tạo nên một làn dư luận tranh cãi gay gắt về việc có hay không nên bỏ tác phẩm Chí Phèo khỏi chương trình SGK lớp 11.

Thầy Trịnh Quỳnh – giáo viên THPT Lương Thế Vinh (Nam Định) cho hay, văn chương là cánh cửa mỗi người khi mở ra đều có cái nhìn khác nhau. Anh Nguyễn Sóng Hiền đang dùng văn hóa, chuẩn mực đạo đức và pháp luật của thời hiện đại để phán xét câu chuyện của xã hội thực dân nửa phong kiến lúc trong tác phẩm văn học thời đó tôi nghĩ là sự không phù hợp.

Tác phẩm văn học có giá trị khi chúng ta đặt nó trong bối cảnh lịch sử mà nó ra đời, nếu không sẽ làm tác phẩm mất đi tính nhân văn vốn có của nó. Nếu chiếu lăng kính hiện tại vào tác phẩm ra đời trước cách mạng tháng Tám thì chúng ta chỉ thấy sự dung tục, bóc lột…

Có thể thấy, nhân vật Chí Phèo vừa điển hình cho hình ảnh người nông dân không chỉ bị áp bức bóc lột đến bần cùng hóa mà còn bị tha hóa, lưu manh hóa. Ngoài ra, nhân vật, Chí Phèo còn đại diện cho ý thức cá nhân của mỗi con người trong quá trình đấu tranh giữa cái thiện và cái ác.

Ngay cả khi là một con người trong vỏ bọc là một con “quỷ dữ”, Chí Phèo vẫn khát khao âm thầm và nuôi dưỡng khát vọng sống của một con người lương thiện. Chính điều đó mà cho đến nay tác phẩm này vẫn còn nguyên vẹn giá trị tư tưởng.”

Đề xuất loại tác phẩm Chí Phèo: Đừng đem quan điểm hiện đại áp đặt vào quá khứ!

Hình ảnh Chí Phèo và Thị Nở trong bộ phim “Lãng Vũ Đại ngày ấy”.

- Advertisement -

Liên quan đến vấn đề này, TS. Phạm Hữu Cường (Trung tâm luyện thi thầy Cường) cho hay: “Thực ra, Chí Phèo cũng là một con người rất đáng trân trọng, dù bị lưu manh hóa nhưng sau khi gặp Thị Nở, Chí đã thức tỉnh về mặt lương tri.

Sau đó, Chí đã khát khao muốn quay trở về làm người lương thiện. Còn ý kiến anh Sóng Hiền cho rằng chi tiết Chí cưỡng bức Thị Nở ở vườn chuối là phạm luật thì đây là cách hiểu ‘dung tục hóa’.

Anh ấy đang mang quan điểm hiện đại để áp đặt cho tác phẩm ra đời trong quá khứ. Nó là sự thiếu hợp lý. Hay nói cách khác, chúng ta đang chụp mũ và quy chiếu cho nhân vật chứ không theo đúng tư tưởng của tác giả.”

Đề xuất loại tác phẩm Chí Phèo: Đừng đem quan điểm hiện đại áp đặt vào quá khứ!

Chí Phèo trong tác phẩm điện ảnh Làng Vũ Đại ngày ấy

TS. Phạm Hữu Cường cũng cho rằng: “Cả làng Vũ Đại không ai làm bạn với Chí, ngay cả Thị Nở – một người đàn bà vừa nghèo, xấu xí lại đần độn. Điều này đã khiến Chí không có động lực để hoàn lương.

Có thể thấy, trong tác phẩm Chí Phèo, tác giả Nam Cao đã rất trân trọng những phẩm chất tốt đẹp của Chí phèo sau khi nhận được sự đồng cảm của Thị Nở nên hắn khát khao trở thành người lương thiện.

Nhất là, sau cơn say, Chí được ăn bát cháo hành của Thị Nở, sự tử tế và hoàn lương trong Chí thức tỉnh đó là bản năng chứ không phải Nam Cao áp đặt. Ngay cả khi gặp Bá Kiến, Chí cũng không đòi tiền hay ăn vạ như những lần trước đó. Điều duy nhất lúc này Chí muốn là làm người lương thiện.

- Advertisement -

Tôi nghĩ rằng, chúng ta không nên bỏ tác phẩm này ra khỏi chương trình SGK. Quan trọng là người giáo viên cần giảng giải, định hướng thế nào để các học sinh hiểu tác phẩm đúng với hoàn cảnh ra đời và lịch sử của nó. Trước đây cũng có một vài nhà nghiên cứu đề xuất việc này nhưng theo tôi cần đăt tác phẩm với hoàn cảnh ra đời. Tuy thế, tác phẩm này vẫn mang những giá trị hiện thực và nhân đạo rất sâu sắc”.

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,400Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm