5.3 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Hội thảo khoa học "Quảng Bình với phong trào thi đua yêu nước-giá trị lý luận và thực tiễn"

- Advertisement -

Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày Bác Hồ ra lời kêu gọi “Thi đua ái quốc” (11-6-1948 – 11-6-2018), ngày 24-5, Ban Thi đua-Khen thưởng, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Trường Đại học Quảng Bình, Trường Đại học Khoa học Huế tổ chức hội thảo khoa học có chủ đề “Quảng Bình với phong trào thi đua yêu nước-giá trị lý luận và thực tiễn”.

Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng lý luận đến từ các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh và các trường đại học trong, ngoài tỉnh.

Hội thảo khoa học "Quảng Bình với phong trào thi đua yêu nước-giá trị lý luận và thực tiễn"

Toàn cảnh hội thảo “Quảng Bình với phong trào thi đua yêu nước-giá trị lý luận và thực tiễn”.

Trong báo cáo đề dẫn hội thảo do Tiến sĩ Mai Xuân Toàn, Trưởng ban Thi đua-Khen thưởng tỉnh, Trưởng ban tổ chức hội thảo trình bày đã chỉ rõ: Sau chiến thắng Việt Bắc Thu Đông năm 1947, để động viên mọi lực lượng phục vụ công cuộc kháng chiến và kiến quốc, Ban Thường vụ Trung ương đã ra chỉ thị “Phát động phong trào thi đua ái quốc vào ngày 27-3-1948.

Ngày 11-6-1948, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra lời kêu gọi, chính thức phát động cuộc vận động thi đua yêu nước. Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, ngày 19-6-1948, Tỉnh ủy và Ủy ban kháng chiến hành chính Quảng Bình đã phát động phong trào thi đua yêu nước trong toàn tỉnh.

Với chủ trương đúng đắn này, Quảng Bình nhanh chóng trở thành điển hình mẫu của phong trào thi đua trên cả nước. Xuyên sốt hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Quảng Bình nổi lên với những phong trào thi đua tiêu biểu được cả nước biết đến, như: “Hai giỏi”, “Gió Đại Phong”, “Tiếng trống Hiển Lộc”… và nhiều phong trào khác.

Hội thảo khoa học "Quảng Bình với phong trào thi đua yêu nước-giá trị lý luận và thực tiễn"

- Advertisement -

Các đại biểu tham gia hội thảo.

Để làm rõ các giá trị lý luận và thực tiễn của lời kêu gọi “Thi đua ái quốc”, hội thảo đã tập trung làm rõ các nội dung như: cơ sở lý luận để hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước; yếu tố quan trọng để Đảng bộ và nhân dân Quảng Bình hưởng ứng phong trào thi đua yêu nước và những vấn đề cần bàn đối với việc phát huy giá trị của thi đua trong giai đoạn hiện nay.

Sau gần 1 năm triển khai, Ban Tổ chức hội thảo đã nhận được 96 bài nghiên cứu từ các cơ quan, ban, ngành trong tỉnh, các trường đại học, học viện, trung tâm nghiên cứu lý luận chính trị trên cả nước. Nhiều bài viết có sự đầu tư sâu về nội dung và cách thể hiện, như: “Thi đua yêu nước là động lực của sự phát triển và tiến bộ xã hội” (Tiến sĩ Nguyễn Văn Duy), “Quảng Bình với các phong trào thi đua yêu nước theo lời Bác dạy” (Tiến sĩ Phan Viết Dũng), “Quảng Bình, nơi ra đời những khẩu hiệu hành động cách mạng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước” (Phó Giáo sư, Tiến sĩ Hoàng Chí Hiếu và Tiến sĩ Mai Xuân Toàn), “Thi đua với động lực phát triển kinh tế ở Quảng Bình” (Thạc sĩ Trần Thị Thu Thủy)…

Hội thảo cũng dành nhiều thời gian để các đại biểu tập trung thảo luận làm rõ nhiều vấn đề liên quan đến cách tiếp cận các nội dung nghiên cứu nhằm làm phong phú thêm cơ sở lý luận và ý nghĩa thực tiễn của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước để từ đó triển khai có hiệu quả các phong trào thi đua trong hoạt động của các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Nh.V

Nguồn bài viết: Báo Quảng Bình

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,403Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm