5.3 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Nông dân Quảng Hưng làm ruộng một thửa

- Advertisement -

Mặc dù địa hình đồng ruộngbậc thang, nhiều nơi còn bị nhiễm mặn và phèn chua khá nặng, nhưng nhờ thực hiện công tác dồn diền đổi thửa, vụ đông-xuân năm 2017-2018, nông dân xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch lần đầu tiên bắt tay làm ruộng một thửa…

Diện tích trồng lúa của xã Quảng Hưng chỉ có 210 ha, nhưng do yếu tố địa hình nên nông dân buộc phải bố trí sản xuất theo kiểu làm ruộng bậc thang. Cách đây 15 năm về trước, bình quân mỗi hộ dân ở địa phương này đều có từ 7-8 thửa ruộng. Mỗi khi bước vào vụ lúa, nông dân đều chạy đôn chạy đáo khắp nơi để cày đất, gieo cấy, bón phân, chăm sóc lúa, tưới tiêu…, rất vất vả.

Đến năm 2003, chính quyền xã Quảng Hưng cố gắng thực hiện dồn điền đổi thửa để giảm xuống còn bình quân 3-4 thửa/hộ. Hiện nay, đồng ruộng của địa phương đã được quy hoạch lại thành những ô bàn cờ vuông vức, bằng phẳng, đan xen giữa những tuyến đường giao thông nội đồng, kênh mương thuỷ lợi, rất thuận tiện cho việc sản xuất…

Ông Nguyễn Thanh Chúc, Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Hưng cho biết: “Trước đây, do làm ruộng nhiều thửa ở địa hình dốc nên việc đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng gặp rất nhiều khó khăn. Công sức nông dân bỏ ra trong mỗi vụ mùa là rất lớn. Nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất cũng vì thế mà hay thất thoát, thiếu chủ động, rất khó khăn trong việc thau chua và rửa mặn. Đó cũng chính là nguyên do dẫn đến tình trạng mất mùa, giảm năng suất và sản lượng, hiệu quả kinh tế thấp… xảy ra trong nhiều năm. Bây giờ thì đã khác rồi.

Nông dân Quảng Hưng làm ruộng một thửa

Đồng ruộng bậc thang ở xã Quảng Hưng trước đây đã được cải tạo lại bằng phẳng hơn.

Vụ đông-xuân năm 2017-2018, lần đầu tiên, toàn bộ nông dân trong xã đã bắt tay vào làm ruộng một thửa trong niềm vui. Bằng chứng rõ nét nhất ở vụ mùa này là 100% nông dân đã đưa cơ giới hoá vào đồng ruộng để giải phóng sức lao động từ khâu làm đất, tưới tiêu, bón phân, thu hoạch… (tăng khoảng 50% so với năm 2017 trở về trước). Các giống lúa chủ lực được nông dân trong xã đưa vào gieo trồng chủ yếu là P6, IR 504-04″.

Dù là vụ mùa đầu tiên làm ruộng một thửa, đất đai chưa ổn định, nhưng kết quả cả về năng suất lẫn sản lượng đều ngang bằng vụ mùa năm 2016-2017. Tuy nhiên, hiệu quả về kinh tế thì chắc chắn sẽ cao hơn nhờ giảm được các khâu chi phí trung gian. Trước đây, giao thông nội đồng chưa được đầu tư, cơ giới hoá trong sản xuất rất khó khăn. Giờ thì máy móc có thể đến tận từng thửa ruộng để làm đất, thu hoạch, vận chuyển. Nông dân có thể chạy xe máy ra tận ruộng lúa chứ không phải đi bộ, lội ruộng như trước…

- Advertisement -

Chị Đậu Thị Huy, thôn Hưng Lộc, xã Quảng Hưng tâm sự: “Mới cách đây một vụ mùa thôi, do gia đình có tới 3 thửa ruộng phân bố ở 3 nơi nên cứ vào vụ sản xuất là phải chạy lên chạy xuống rất vất vả. Làm ruộng không tập trung ở một nơi, tốn kém công sức, thời gian, tiền của. Bây giờ làm ruộng một thửa, thuận tiện đủ mọi bề, nông dân chúng tôi phấn khởi lắm…”.

Xuất phát từ yêu cầu về xây dựng nông thôn mới, cụ thể là vấn đề quy hoạch lại phát triển sản xuất cho phù hợp với đặc điểm của từng địa phương, năm 2016, xã Quảng Hưng được chính quyền huyện Quảng Trạch giao nhiệm vụ phải hoàn tất việc dồn điền đổi thửa gắn với quy hoạch phát triển sản xuất vào năm 2018. Sau khi tiến hành họp bàn từ cấp xã đến thôn và từng hộ nông dân, UBND xã Quảng Hưng đã cam kết sẽ hoàn tất công việc này trước thời hạn 1 năm.

Để thực hiện thắng lợi nội dung đã cam kết, Ban chỉ đạo dồn điền đổi thửa xã Quảng Hưng được thành lập với 3 bộ phận giúp việc, do đồng chí Chủ tịch UBND xã trực tiếp chỉ đạo chung. Từ nguồn kinh phí cấp huyện đầu tư khoảng 70 triệu đồng, chính quyền xã Quảng Hưng quyết định bỏ thêm hơn 4 tỷ đồng (chủ yếu từ nguồn đấu giá đất) để cùng với nhân dân trong xã tiến hành quy hoạch lại đồng ruộng và thực hiện dồn điền đổi thửa…

Dịp hè năm 2017, gần như toàn bộ người dân ở 5 thôn của xã Quảng Hưng (2.263 hộ, 8.996 nhân khẩu) đã ra quân đồng loạt để cải tạo lại đồng ruộng, làm đường giao thông nội đồng, công trình thuỷ lợi… phục vụ phát triển sản xuất. Nhiều lượt máy móc đã được huy động thêm để phục vụ công tác san ủi, đào đắp. Không khí lao động lúc đó không khác gì một đại công trường thu nhỏ, rất tấp nập.

Bà con còn bỏ ra hàng chục ngàn ngày công, toàn bộ các hộ dân trong xã có đất được cấp theo Nghị định số 64-CP ngày 27-9-1993 của Chính phủ đều tự nguyện đóng góp thêm từ 4 đến 5 trăm nghìn đồng/hộ để đúc cống bê tông làm công trình thuỷ lợi và giao thông nội đồng. Khi ruộng đồng được quy hoạch lại vuông vức, bằng phẳng, nhiều người dân trong xã còn bỏ thêm tiền để mua phân bón về cải tạo lại đồng ruộng đã bị đào xới đi lớp đất màu phía trên…

Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Hưng Nguyễn Thanh Chúc chia sẻ, từ việc thực hiện công tác dồn điền đổi thửa gắn với quy hoạch phát triển sản xuất thành công, sắp tới, địa phương dự kiến sẽ xây dựng thành mô hình cánh đồng lớn; tiến hành đưa các loại giống tiến bộ kỹ thuật, tăng cường liên kết đầu tư sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị, hiệu quả của sản phẩm nông nghiệp…

Văn Minh

Nguồn bài viết: Báo Quảng Bình

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,403Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm