8.5 C
New York
Thứ Năm, Tháng Ba 28, 2024

Quy định…trái luật!

- Advertisement -

Thời gian gần đây, dư luận xôn xao trước việc một giáo viên của Trường THCS và THPT Chu Văn An (gọi tắt là Trường Chu Văn An) bị buộc phải nộp phạt 60 triệu đồng vì nghỉ việc không báo trước 60 tháng để lấy lại bằng gốc tốt nghiệp đại học bị trường giữ trước đó.

Nguồn cơn của câu chuyện vô lý này lại bắt nguồn từ những điều khoản hết sức trái khoáy trong các hợp đồng lao động (HĐLĐ) của trường này.

Theo HĐLĐ, tất cả giáo viên phải nộp lại các văn bằng gốc chuyên môn của mình và muốn nghỉ việc phải báo trước đến 60 tháng, nếu báo không đủ thời gian này thì sẽ bị phạt một khoản tiền lên đến 12 tháng lương cao nhất.

Chưa dừng lại ở đó, trong HĐLĐ của Trường Chu Văn An còn có quy định, các giáo viên này còn phải “đền bù” toàn bộ chi phí bảo hiểm mà trường đã nộp. Các khoản phạt nói trên được nhà trường đưa ra với lý do là để “đền bù” những “thiệt hại” về kinh tế của nhà trường “do việc tự ý thôi việc” của giáo viên.

Nếu hiểu một cách đơn giản, một hợp đồng được lập ra trên cơ sở thỏa thuận và nhằm mục đích bảo vệ lợi ích hợp pháp giữa các bên. Các điều khoản, quy định đưa ra trong các hợp đồng là điều kiện để các bên ký kết ràng buộc trách nhiệm và có nghĩa vụ, trách nhiệm với nhau.

Vì vậy, bất cứ bên nào vi phạm hợp đồng đã ký kết thì sẽ phải bồi thường hợp đồng đó, với nguyên tắc tiên quyết là các điều khoản trong hợp đồng phải tuân thủ đầy đủ và căn cứ trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Thế nhưng, Trường Chu Văn An lại đưa ra những bản hợp đồng lao động với những quy định “trái khoáy” và trên hết là trái với các quy định của pháp luật. Điều đáng nói, những quy định nói trên của trường này đã “làm khó” không ít giáo viên.

Không những thế, việc buộc giáo viên phải nộp lại “toàn bộ chi phí bảo hiểm” đã trực tiếp xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, vốn đã được pháp luật quy định.

- Advertisement -

Vậy, việc giữ bằng gốc tốt nghiệp đại học của giáo viên, cùng với các điều kiện nói trên của Trường Chu Văn An đưa ra nhằm mục đích gì? Theo lời bà Chủ tịch hội đồng giáo dục nhà trường này, thì các điều kiện trong hợp đồng nhằm mục đích để giáo viên có “trách nhiệm” với nhà trường.

Thế nhưng xin thưa, nếu các điều kiện trong hợp đồng đúng với các quy định của pháp luật thì bất cứ bên nào tham gia ký hợp đồng cũng được pháp luật bảo vệ, chứ không phải vì quyền lợi của mình mà nhà trường lại đưa ra các quy định trái khoáy và “làm khó” giáo viên như vậy (?!).

Dương Công Hợp

Nguồn bài viết: Báo Quảng Bình

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,401Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm