6.1 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Đào tạo nghề trồng sắn cho lao động nông thôn

- Advertisement -

Với mục tiêu hỗ trợ đào tạo nghề trồng sắn có hiệu quả cho lao động nông thôn, từ tháng 6 đến tháng 9-2018, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh vừa phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn tổ chức đào tạo nghề trồng sắn cho lao động nằm trong vùng nguyên liệu sắn của Công ty CP Tư vấn và Đầu tư Long Giang Thịnh (gọi tắt là Công ty Long Giang Thịnh).

Đào tạo nghề trồng sắn cho lao động nông thôn

Ảnh minh họa

Theo đó, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư tỉnh tổ chức 3 lớp đào tạo nghề cho 105 lao động (35 học viên/lớp) tại các xã Trường Thủy, Phú Thủy (Lệ Thủy) và Vĩnh Ninh (Quảng Ninh). Mỗi lớp đào tạo nghề được tổ chức trong 2,5 tháng; trong đó thời gian học lý thuyết 90 giờ, thời gian thực hành 160 giờ; giảng viên tập huấn có kiến thức chuyên môn sâu về lĩnh vực trồng sắn thâm canh.

Tại lớp học, học viên được trang bị các kiến thức lý thuyết và thực hành về việc xây dựng kế hoạch sản xuất sắn và nhận biết một số giống sắn năng suất, chất lượng cao, phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của địa phương; kỹ thuật làm đất, xử lý hom giống và trồng sắn; kỹ thuật bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch sắn.

Cùng với đó, học viên sẽ được thực hành các nội dung song song với quá trình đào tạo lý thuyết để nắm chắc kiến thức áp dụng vào sản xuất. Sau 2,5 tháng kết thúc đào tạo, các học viên sẽ được đánh giá kết quả học tập và được cấp chứng chỉ hoàn thành khóa học đào tạo nghề nông nghiệp.

Trên cơ sở văn bản thỏa thuận với Công ty Long Giang Thịnh, các học viên tham gia mô hình đào tạo nghề trồng sắn sau khi kết thúc khóa học sẽ áp dụng các kiến thức được học vào thực tế tại chính mô hình sản xuất của gia đình gắn với vùng nguyên liệu sản xuất của Công ty Long Giang Thịnh; sản phẩm sắn do học viên canh tác nằm trong vùng nguyên liệu sẽ được Công ty hợp đồng thu mua.

Hiện tại, Công ty Long Giang Thịnh có vùng sản xuất sắn nguyên liệu với diện tích trên 2.000ha ở các huyện trong tỉnh. uy nhiên, đa số nông dân chưa được đào tạo, tập huấn về kỹ thuật thâm canh sắn nguyên liệu mà chỉ trồng dựa trên kinh nghiệm. Do đó, việc xây dựng mô hình đào tạo nghề trồng sắn sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của lao động trồng sắn trên địa bàn.

- Advertisement -

Ngọc Lan

Nguồn bài viết: Báo Quảng Bình

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,400Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm