4.2 C
New York
Thứ Ba, Tháng Ba 19, 2024

Tạo đột phá từ các dự án CN-TTCN trọng điểm

- Advertisement -

Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận trong năm 2018, lĩnh vực công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) của Quảng Bình đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Đáng chú ý, chỉ số và giá trị sản xuất công nghiệp vẫn chưa đạt kế hoạch đề ra. Thời gian tới, ngành Công thương tiếp tục tập trung các giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất CN-TTCN, quyết tâm tạo đột phá từ những dự án trọng điểm.

Tổng Công ty Sông Gianh (phường Quảng Thuận, TX. Ba Đồn) là đơn vị sản xuất các dòng sản phẩm phân hữu cơ vi sinh, phân sinh học, phân khoáng chuyên dùng, phân NPK chất lượng cao, phân bón qua lá…

Với việc sản xuất các loại phân bón có chất lượng tốt, sản phẩm của Tổng Công ty Sông Gianh đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường trong nước và nước bạn, như: Campuchia, Lào, Myanma…

Nhờ đó, sản lượng phân bón các loại năm 2018 đạt khoảng 101.000 tấn, tăng 6,3% so với năm 2017; doanh thu đạt 605 tỷ đồng.Ông Biền Văn Nga, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tổng Công ty Sông Gianh cho biết: “Chúng tôi xác định sản xuất phân bón là ngành nghề chính, là trọng tâm đầu tư và phát triển, đồng thời, mở rộng thêm dòng sản phẩm NPK, các chế phẩm sinh học để đa dạng hoá sản phẩm và mạnh dạn tham gia các ngành phụ trợ, như: sản xuất bao bì, dịch vụ du lịch và tổ chức sự kiện.

Để tiếp tục khẳng định vị trí, thương hiệu của mình trên thị trường, Tổng Công ty định hướng phát triển bền vững, lấy chất lượng làm tiêu chí hàng đầu cho sản phẩm; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, lấy 3 nhà máy ở Bắc Ninh, Quảng Bình và Bình Dương làm trục chính, các nhà máy còn lại là vệ tinh”.

Tạo đột phá từ các dự án CN-TTCN trọng điểmNăm 2018, nhiều doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp đạt mức tăng trưởng ổn định.

Với nhiều nỗ lực, năm 2018, hoạt động sản xuất, kinh doanh của Công ty Điện lực Quảng Bình đạt được những kết quả khả quan. Sản lượng điện tiêu thụ đạt 997 triệu kWh, tăng 7,1% so với năm 2017; doanh thu 1.692 tỷ đồng. Để thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra trong năm 2019, Công ty tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, triển khai các mô hình, ứng dụng, đồng thời, đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng mới và sửa chữa, bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

Đây là hai trong nhiều đơn vị thuộc lĩnh vực CN trên địa bàn tỉnh sản xuất, kinh doanh hiệu quả thời gian qua. Nhờ đó, sản xuất CN của Quảng Bình tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng, trong đó, chỉ số sản xuất tăng 7,2%; giá trị sản xuất tăng 8,1% so với năm 2017.

- Advertisement -

Phần lớn các sản phẩm công nghiệp đều duy trì sản xuất ổn định và tăng trưởng khá, một số sản phẩm tăng trưởng cao, như: gạch ceramic tăng 25,2%; mực đông lạnh 18,6%; điện sản xuất  16,7%; phân vi sinh 6,3%…

Năm 2018, Sở Công thương đã tích cực phối hợp với các ngành, địa phương tham mưu cho UBND tỉnh những giải pháp kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để khai thác công suất của các dự án may xuất khẩu, Nhà máy xử lý rác thải, sản xuất biogas và phân bón khoáng hữu cơ; Nhà máy chế biến gỗ ván ghép thanh Công ty TNHH XNK Công nghiệp Trường Thành…

Các dự án trọng điểm, như: Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trạch I, II; Điện mặt trời của Tập đoàn Dohwa…, đang được khẩn trương hoàn thành các thủ tục pháp lý liên quan để triển khai dự án đúng tiến độ.

TTCN cũng từng bước phát triển, giá trị sản xuất TTCN năm 2018 tăng 7,9%, góp phần giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người lao động. Nhiều cơ sở đã đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới công nghệ, thiết bị, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Một số địa phương du nhập phát triển nghề mới, hình thành các doanh nghiệp đầu mối cung cấp nguyên liệu và thu mua sản phẩm cho người lao động. Điển hình là các ngành nghề: mây tre đan xuất khẩu, nón lá; mộc mỹ nghệ, sản xuất rượu, nước tinh khiết, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa…

Mặc dù CN-TTCN đã có bước phát triển so với những năm trước, tuy nhiên, các chỉ tiêu sản xuất CN không đạt kế hoạch đề ra. Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn (bia, chế biến cao su, gạch không nung…); một số cơ sở sản xuất CN lớn vẫn đang dừng sản xuất. Nhiều dự án CN lớn bị chậm tiến độ hoặc dừng đầu tư (Nhiệt điện Quảng Trạch, bột đá Châu Hóa, thép Quảng Phú…); một số dự án hoàn thành đưa vào hoạt động nhưng phát huy hiệu quả chưa cao, như: giai đoạn 2 nhà máy May S&D Quảng Bình và may Lệ Thủy; Nhà máy nhôm của Công ty TNHH New Asia và các nhà máy gạch không nung…). TTCN có quy mô nhỏ, năng suất, chất lượng sản phẩm thấp, sức cạnh tranh yếu, sản xuất hàng lưu niệm chưa phát triển.

Năm 2019 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020, ngành Công thương phấn đấu chỉ số sản xuất CN tăng 7,1% so với năm 2018, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 12.350 tỷ đồng, tăng 8%.

Để thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu này, ông Phan Văn Thường, Giám đốc Sở Công thương cho biết, Sở tiếp tục phối hợp với các ngành, địa phương tập trung tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp về vốn, lao động, tiêu thụ sản phẩm…, tạo điều kiện cho các cơ sở sản xuất công nghiệp hiện có và các dự án mới đầu tư đi vào sản xuất ổn định, khai thác tốt công suất thiết bị, hiệu quả đầu tư.

- Advertisement -

Sở cũng tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện các dự án công nghiệp trọng điểm của ngành; đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án công nghiệp lớn; thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về CN-TTCN trên địa bàn. Các thủ tục hành chính cũng phấn đấu đơn giản hoá và công khai, tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức, cá nhân khi đến giao dịch giải quyết công việc, tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư phát triển.

Lê Mai

Nguồn bài viết: Báo Quảng Bình

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,415Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm