6.1 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Xuất khẩu lao động-hướng đi hiệu quả trong giảm nghèo bền vững

- Advertisement -

Xuất khẩu lao động (XKLĐ) là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân. Trong những năm qua, huyện Lệ Thủy đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp nhằm tạo điều kiện để người dân tham gia XKLĐ, mở ra hướng thoát nghèo mới cho địa phương.

Theo số liệu thống kê từ Phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Lệ Thủy, tính đến cuối năm 2018, toàn huyện có 420 người đi XKLD, làm việc tại các nước và vùng lãnh thổ, như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan…

Việc XKLĐ đã góp phần giảm nghèo bền vững và tạo cơ hội cho nhiều lao động làm giàu. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện những năm gần đây giảm đáng kể, từ 11,71% (năm 2015) giảm xuống còn 5,9% (cuối năm 2018). Nhiều gia đình có con em đi XKLĐ không những thoát nghèo mà còn trở thành những hộ khá giả ở địa phương.

Xã Ngư Thủy Bắc được xem là một trong những xã có số người đi XKLĐ cao nhất của huyện Lệ Thủy. Để giải quyết việc làm cho người lao động, xã đã tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu để người lao động đi làm việc trong nước và nước ngoài.

Xã còn phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội huyện tạo điều kiện cho người dân vay vốn theo diện hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển từ Quỹ quốc gia giải quyết việc làm, các hộ nghèo, hộ cận nghèo…

Xuất khẩu lao động-hướng đi hiệu quả trong giảm nghèo bền vữngNhờ XKLĐ, nhiều gia đình có tiền sửa sang, xây dựng được nhà cửa khang trang.

Do đó, số người tham gia XKLĐ ngày một tăng. Nếu như năm 2016, xã có 20 người đi XKLĐ, thì đến nay, đã có 203 người đi XKLĐ. Thị trường lao động chủ yếu là Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Malaysia… Nhờ làm tốt công tác XKLĐ nên Ngư Thủy Bắc luôn được huyện đánh giá là một trong những xã đi đầu trong việc đưa người dân đi làm việc ở nước ngoài.

Gia đình bà Lê Thị Chiểu, thôn Bắc Hòa, xã Ngư Thủy Bắc trước đây thuộc diện hộ nghèo của xã. Gia đình bà gồm có 5 khẩu, riêng bà bị khuyết tật nặng, không thể lao động để trang trải cuộc sống.

- Advertisement -

Bà Chiểu cho biết, năm 2016, hai vợ chồng bàn đi tính lại và quyết định vay tiền cho con là Lê Thị Hường (1994) đi XKLĐ tại Đài Loan với hy vọng sẽ đổi đời. Chỉ sau một thời gian ngắn, Hường đã gửi tiền về để bố mẹ trả nợ, sửa lại nhà, mua sắm được các vật dụng có giá trị.

Năm 2017, gia đình bà thoát khỏi danh sách hộ nghèo của xã. Cũng như gia đình bà Lê Thị Chiểu, hộ ông Võ Xuân Rống, thôn Tân Hải cũng thuộc diện khó khăn của xã. Năm 2018, con gái ông là Võ Thị Xíu (1991) đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan và đến năm 2019, gia đình ông đã thoát nghèo.

Ông Ngô Văn Thủy, Chủ tịch UBND xã Ngư Thủy Bắc cho biết: Nhiều gia đình có con em đi XKLĐ không những thoát nghèo, có cuộc sống khá hơn các hộ khác trong xã mà còn vươn lên làm giàu chính đáng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 11,04% (2017) xuống còn 7,26% (2018); thu nhập bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng/người/năm.

Phát huy kết quả đã đạt được, năm 2019, xã tiếp tục tổ chức tuyên truyền, vận động nhân dân, đặc biệt là các thôn có tỷ lệ hộ nghèo cao, con em gia đình chính sách và số lao động nhàn rỗi trên địa bàn tham gia XKLĐ…

Xuất khẩu lao động-hướng đi hiệu quả trong giảm nghèo bền vữngNhiều người đi XKLĐ đã tích cực đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc.

Được biết, trước đây, công tác XKLĐ ở Lệ Thủy gặp rất nhiều khó khăn, có năm chỉ có 2,3 trường hợp đi XKLĐ, trong khi nguồn lao động địa phương rất dồi dào. Một trong những nguyên nhân chính của thực trạng này là do đa số lao động có nhu cầu XKLĐ thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo nên không đủ tiền để trang trải các chi phí.

Trước thực trạng đó, huyện đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để người dân vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội và thực hiện hiệu quả chính sách hỗ trợ XKLĐ cho người dân. Nhờ vậy, đã tháo gỡ khó khăn phần nào cho lao động tại địa phương.  

Bà Đặng Thị Hồng Thắm, Trưởng phòng Lao động-Thương binh và Xã hội huyện Lệ Thủy cho biết: “Xác định công tác XKLĐ là một trong những nhiệm vụ cơ bản để góp phần vào công tác xóa đói giảm nghèo, thời gian qua, huyện Lệ Thủy đã tăng cường tuyên truyền, vận động, đặc biệt là vận động và tư vấn cho số thanh niên chưa có việc làm đi XKLĐ.

- Advertisement -

Hầu hết những người tham gia XKLĐ đều có công ăn việc làm ổn định và đáp ứng tốt nhu cầu công việc. Chính vì vậy, công tác XKLĐ luôn được địa phương quan tâm, xem đây là một trong những hướng đi mới góp phần xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới.

Phạm Hà

Nguồn tin: Báo Quảng Bình

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,400Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm