6.6 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Bám sát phương châm "4 tại chỗ" trong phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn

- Advertisement -

Diễn biến thời tiết thất thường trong những năm qua đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình sản xuất, đời sống của người dân tỉnh ta. Riêng trong năm 2018, Quảng Bình phải hứng chịu hậu quả của 21 đợt không khí lạnh và 14 đợt nắng nóng. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, công tác phòng chống thiên tai-tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) càng phải được đặc biệt chú trọng.

Những năm trước đây, thiệt hại do thiên tai ở tỉnh ta chủ yếu là do mưa bão (lên đến hàng nghìn tỷ đồng). Tuy nhiên, năm 2018, mặc dù không phải chống chịu với cơn bão nào, nhưng Quảng Bình phải “gánh” khoảng 20 tỷ đồng tổng thiệt hại do thiên tai (trong đó khoảng 10 tỷ đồngdo lốc xoáy). Điều này cho thấy diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp.

Bám sát phương châm "4 tại chỗ" trong phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạnQuảng Bình là địa phương thường phải gánh chịu hậu quả nặng nề do mưa lũ hàng năm.

Tổng hợp thông tin từ Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh cho biết, đơn vị đã phối hợp, mua sắm 1.000 phao áo cứu sinh, 2 máy Icom M710, 9 máy bộ đàm, 10 máy phát điện, 10 máy Fax, 19 máy cưa cầm tay, 32 loa cầm tay, 6 máy tính xách tay; tiếp nhận trang thiết bị phục vụ công tác ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn do Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và TKCN cấp, bao gồm 5.500 phao tròn cứu sinh, 4.500 phao áo cứu sinh, 30 phao bè, 3 máy bơm nước chữa cháy, 2 xuồng cứu hộ, 1 máy phát điện 30KVA và 25 bộ nhà bạt…

Bên cạnh việc triển khai đầy đủ các văn bản chỉ đạo của cấp trên, năm 2018, các ngành, địa phương, đơn vị đã phối hợp kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác PCTT-TKCN; đồng thời, đề xuất bổ sung phương án, kế hoạch, giải pháp để sẵn sàng đối phó với thiên tai bão, lụt. Mặt khác, tỉnh đẩy mạnh tuyên truyền về các loại hình thiên tai, lụt bão và phương pháp phòng, tránh nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết của cộng đồng.

Các cấp ngành, địa phương cũng đã tổ chức tổng kết công tác phòng chống thiên tai năm 2017, xây dựng phương án PCTT-TKCN năm 2018 theo phương châm “4 tại chỗ” sát với từng địa phương, đơn vị; đồng thời, rà soát, thống kê những khu vực, địa phương có khả năng bị ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai (lũ quét, sạt lở đất…) để chuẩn bị phương án di dời dân khi cần thiết.

Những kết quả trên cho thấy Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với công tác PCTT-TKCN. Cụ thể, tỉnh đôn đốc các địa phương, các ngành, các cấp xây dựng phương án PCTT-TKCN năm 2018 theo phương châm tích cực, chủ động thực hiện “4 tại chỗ” sát với từng địa phương, đơn vị.

Đồng thời, tỉnh kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh; phân công trách nhiệm cụ thể các thành viên phụ trách chỉ đạo, đôn đốc công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai ở các lĩnh vực, địa bàn, công trình trọng điểm; tập trung chỉ đạo các địa phương, các ngành, các chủ đầu tư thi Việc làm tốt công tác dự báo, thông tin về diễn biến bão, lũ kịp thời đã giúp cho công tác chỉ đạo điều hành của tỉnh và địa phương sát với thực tế.

- Advertisement -

Đài Phát thanh và Truyền hình Quảng Bình, Báo Quảng Bình đã cử cán bộ phóng viên về tận địa bàn, đưa tin cụ thể, liên tục về công tác phòng ngừa, ứng phó với bão lũ nên đã giúp cho nhân dân chủ động hơn trong công tác phòng tránh. Các sở, ban, ngành đã có kế hoạch, phương án và đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chủ động triển khai đồng bộ, toàn diện các phương án đối phó với bão, lũ.

Dự báo tình hình thiên tai trong năm 2019 tiếp tục diễn biến theo xu hướng cực đoan và hết sức phức tạp. Để hạn chế tối đa thiệt hại do thiên tai gây ra, các cấp, các ngành cần thực hiện tốt nhiệm vụ và giải pháp công tác PCTT-TKCN năm 2019.

Theo ông Nguyễn Ngọc Phụng, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, công tác PCTT-TKCN phải được tiến hành chủ động và thường xuyên, đồng thời, ứng phó kịp thời để giảm thiểu thiệt hại về người và tài sản. Các địa phương, đơn vị cần quán triệt và thực hiện có hiệu quả phương châm “4 tại chỗ” và nguyên tắc phòng ngừa, chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả.

Bên cạnh đó, các cấp, các ngành cần nâng cao năng lực xử lý tình huống, sự cố, chỉ huy, điều hành tại chỗ để ứng phó thiên tai đạt hiệu quả. Mặt khác, phải đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền, cảnh báo, hướng dẫn các biện pháp phòng, tránh, ứng phó với thiên tai kịp thời đến cộng đồng dân cư; tăng cường tuyên truyền, tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng, tránh, ứng phó thiên tai.

Các địa phương cần chủ động tổ chức các lực lượng tình nguyện, xung kích trong công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong cộng đồng; tổ chức quản lý, kiểm tra, duy tu, nâng cấp định kỳ các công trình trọng điểm về phòng, chống thiên tai, đặc biệt là các công trình thủy lợi, giao thông, thông tin, điện lực, thông tin, kho tàng, nhà cửa; tiếp tục thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng chống lụt, bão cho người dân; xây dựng bổ sung nhà cộng đồng kết hợp phòng, chống lụt, bão; tiếp tục thực hiện chiến lược Quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1901/2008/QĐ-UBND ngày 5-8-2008; thực hiện lồng ghép việc giảm nhẹ thiên tai với quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

Sau mùa lũ năm 2018, các hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh chỉ đạt dung tích trên 60% dung tích. Vì vậy, năm 2019, các địa phương, đơn vị cần phải tập trung cho công tác phòng, chống hạn hán cuối vụ đông-xuân và vụ hè-thu; rà soát, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch PCTT-TKCN, Phương án ứng phó bão mạnh và siêu bão đã được UBND tỉnh phê duyệt; tiếp tục triển khai Đề án 1002/QĐ-TTg ngày 13-7-2009 của Chính phủ về nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng; nâng cao chất lượng thông tin, dự báo, cảnh báo thời tiết, thiên tai và nâng cao năng lực ứng phó, xử lý khi xảy ra thiên tai; xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, dự báo, cảnh báo lũ, hạn, xâm nhập mặn.

Bám sát phương châm "4 tại chỗ" trong phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạnViệc xây dựng các công trình hồ, đập có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế thiệt hại do mưa lũ gây ra.

Lực lượng công an, quân sự, biên phòng thường trực lực lượng, phương tiện sẵn sàng tham gia tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu; tổ chức quản lý, kiểm tra, duy tu, nâng cấp định kỳ các công trình trọng điểm về phòng, chống thiên tai, đặc biệt các công trình thủy lợi, giao thông, thông tin, điện lực, thông tin, kho tàng, nhà cửa; tiếp tục thực hiện hỗ trợ xây dựng nhà ở phòng chống lụt, bão cho người dân; xây dựng bổ sung nhà cộng đồng kết hợp phòng, chống lụt, bão.

- Advertisement -

Các địa phương, đơn vị chủ động bố trí kinh phí, tổ chức diễn tập, tập huấn để nâng cao năng lực, nhận thức công tác phòng, chống, giảm nhẹ thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống thiên tai.

Trên cơ sở những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai-Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm cứu nạn, các bộ, ngành Trung ương hỗ trợ các phương tiện phòng chống lụt bão, thuyền máy, phao cứu sinh, phao bè…; huấn luyện lực lượng TKCN tỉnh để có thể thực hiện nhanh nhất nhiệm vụ TKCN, cứu hộ trên biển; hỗ trợ kinh phí để lắp đặt máy móc, trang thiết bị tại Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh phục vụ cho việc họp trực tuyến trong công tác chỉ đạo triển khai, ứng phó với thiên tai.

Đề nghị Trung ương quan tâm hỗ trợ tỉnh về kinh phí để sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, giao thông… bị hư hỏng, xuống cấp để khắc phục sữa chữa, bảo đảm an toàn; hỗ trợ kinh phí để phòng, chống hạn hán cuối vụ đông-xuân và vụ hè-thu năm 2019.

Nguyễn Hoàng

Nguồn tin: Báo Quảng Bình

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,400Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm