5.3 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Thị trấn tương lai bên dòng Son

- Advertisement -

Tương lai không xa nữa, thị trấn Phong Nha sẽ được thành lập trên cơ sở nguyên trạng của xã Sơn Trạch (huyện Bố Trạch). Đây là kết quả tất yếu đối với sự phát triển của một vùng đất hội đủ các yếu tố “thiên thời-địa lợi-nhân hòa”.

Thị trấn tương lai bên dòng SonSơn Trạch hội tụ đủ những điều kiện thuyết phục để thành lập thị trấn.

Sơn Trạch nằm phía Tây Bắc của huyện Bố Trạch, là trung tâm tiểu vùng của các xã vùng gò đồi, miền núi của huyện. Với diện tích tự nhiên 99 km2, toàn xã có 3.097 hộ, 12.475 người dân, sinh sống ở 9 thôn và 1 bản đồng bào Vân Kiều.

Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch Trần Quang Vũ khẳng định: “Đối chiếu với các tiêu chí phân loại đô thị theo quy định hiện hành, xã Sơn Trạch hội đủ các điều kiện, mang trong mình những tiềm năng, thuận lợi để phát triển thành một thị trấn của huyện”.

Theo cuốn “Ô châu cận lục” của Dương Văn An viết năm 1553, có thể khẳng định, Sơn Trạch có bề dày lịch sử về việc hình thành làng xã là gần 470 năm. Người dân Sơn Trạch đến từ nhiều vùng miền khác nhau nhưng trải qua mấy trăm năm sinh sống quần tụ bên nhau, đã đồng nhất từ phong tục tập quán đến ngôn ngữ, hình thành nhiều nét văn hóa đặc trưng.

Trong điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, người dân nơi đây cần cù lam lũ với nghề nông (trồng lúa), kết hợp nghề rừng. Đầu thế kỷ XX, cùng với chính sách khai thác thuộc địa, thực dân Pháp tiến hành du nhập đạo Thiên chúa vào nước ta.

Thị trấn tương lai bên dòng SonNhộn nhịp bến thuyền Phong Nha.

Trên địa bàn xã Sơn Trạch có các nhà thờ, như: Hà Lời, Phong Nha, Gia Tịnh, Xuân Sơn, Cù Lạc, Na. Hiện nay, 39% dân số là giáo dân trên địa bàn xã vẫn sinh hoạt tại giáo xứ Hà Lời và 3 giáo họ Xuân Tiến, Gia Tịnh, Na.

- Advertisement -

Trước Cách mạng Tháng Tám 1945, mỗi làng ở Sơn Trạch đều có một ngôi đình, một chùa và một vài ngôi miếu, sau này bị chiến tranh tàn phá. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, xã Sơn Trạch tiến hành cải cách ruộng đất, giảm tô hiệu quả. Tháng 6-1955, huyện Bố Trạch phân chia lại địa giới hành chính. Xã Sơn Trạch được chia tách thành bốn xã: Sơn Trạch, Liên Trạch, Hưng Trạch và Cự Nẫm.

Đặc biệt, ngày nay, xã Sơn Trạch có Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng được UNESCO hai lần công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới vào năm 2003 và 2015.  

Địa bàn này cũng là đầu mối giao thông quan trọng nằm trên tuyến đường 20 lịch sử, cửa khẩu Cà Roòng-Noọng Ma, đường Hồ Chí Minh nhánh Đông và nhánh Tây, Quốc lộ 15A. Sơn Trạch là xã có địa hình miền núi, nhưng dân cư lại sống tập trung dọc hai bên bờ sông Son,… Đây là những điều kiện thuận lợi để Sơn Trạch mở rộng quan hệ kinh tế và giao lưu với các vùng trong huyện, trong tỉnh, trong nước và nước ngoài.

Sơn Trạch là trung tâm du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng, do vậy, việc phát triển đô thị là phù hợp với quy hoạch bảo tồn, phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vườn quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng nhằm tạo thành một hệ thống liên hoàn các thị trấn trong vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý đô thị của chính quyền thị trấn và huyện Bố Trạch; đồng thời thu hút mạnh các nguồn đầu tư về vốn, nguồn nhân lực cho sự phát triển một vùng du lịch hấp dẫn, là động lực quan trọng cho sự phát triển kinh tế-xã hội của huyện và tỉnh hiện tại cũng như trong tương lai.

Xã Sơn Trạch cũng là địa bàn trọng yếu về quốc phòng-an ninh. Vì vậy, việc tăng cường xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh, khu vực phòng thủ vững chắc, củng cố thế trận quốc phòng, an ninh bảo đảm thế liên hoàn trên các tuyến là hết sức cần thiết.

Ông Trần Nam Trung, Chủ tịch UBND xã Sơn Trạch cho biết, trong những năm qua, kinh tế-xã hội xã Sơn Trạch đã có những bước phát triển mạnh mẽ, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn duy trì ở mức cao; tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh.

Người dân ngoài phát triển ngành nghề truyền thống còn hoạt động dịch vụ vận tải hành khách vào tham quan động Phong Nha bằng thuyền đạt hiệu quả cao, khai thác hết tuyến. Bình quân đạt 110-115 chuyến/thuyền/năm, năm sau tăng hơn so với năm trước; thu về cho người dân từ 39,6-41,5 triệu đồng/năm/thuyền. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người ở Sơn Trạch đạt 43 triệu đồng/người/năm.

Thị trấn tương lai bên dòng SonHuyện Bố Trạch tổ chức các lễ hội tại Trung tâm du lịch Phong Nha, thu hút đông đảo du khách.

- Advertisement -

Hiện trạng phát triển kinh tế-xã hội và quá trình đô thị hóa tại xã Sơn Trạch đặt ra yêu cầu, đòi hỏi phải giải quyết tốt những vấn đề quản lý đô thị, như: quản lý đất đai, cấp giấy phép xây dựng nhà ở, giấy phép kinh doanh; đặc biệt là quản lý quy hoạch, quản lý sử dụng tài nguyên đất, thực hiện các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, như: giao thông, điện, nước, công trình văn hóa, giáo dục, y tế, thương mại, dịch vụ và quản lý khách tham quan, du lịch… Vì vậy, sự ra đời của một bộ máy chính quyền đô thị quy mô thị trấn sẽ đáp ứng yêu cầu phát triển của địa phương.

“Hội đủ những điều kiện thuyết phục, việc thành lập thị trấn Phong Nha thuộc huyện Bố Trạch là cần thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội; phù hợp với quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính, phát triển đô thị; đồng thời, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước và tạo động lực cho việc phát triển kinh tế-xã hội của huyện Bố Trạch nói riêng và khu vực phía Tây tỉnh Quảng Bình nói chung; vừa bảo đảm yêu cầu về quốc phòng-an ninh, trật tự an toàn xã hội, vừa đáp ứng tâm tư nguyện vọng của nhân dân và của cấp ủy, chính quyền địa phương”, Chủ tịch UBND huyện Bố Trạch Trần Quang Vũ chia sẻ thêm.

Hương Trà

Nguồn tin: Báo Quảng Bình

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,403Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm