6.1 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Khi nông dân nâng tầm vị thế hàng Việt

- Advertisement -

Với lợi thế trên 171.000 hội viên, thời gian qua, Hội Nông dân tỉnh đã khuyến khích các hội viên đẩy mạnh xây dựng mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh theo hướng hàng hóa tập trung, mở rộng thị trường tiêu thụ, từng bước tạo niềm tin cho người tiêu dùng…

Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình, BCH Hội Nông dân tỉnh đã tăng cường chỉ đạo các cấp hội thực hiện tập trung các nội dung, như: tuyên truyền về mục đích, vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng mô hình nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi; tổ chức thực hiện phong trào, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo bền vững bằng những việc làm thiết thực; tổ chức các doạt động dịch vụ tư vấn, hỗ trợ hội viên nông dân phát triển sản xuất; đồng thời, phối hợp với các ban, ngành chức năng và địa phương để thực hiện tốt việc xây dựng phong trào nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi một cách hiệu quả, thiết thực.

Khi nông dân nâng tầm vị thế hàng ViệtNhiều nông sản của Quảng Bình được người tiêu dùng đón nhận tích cực thông qua các hội chợ giới thiệu hàng nông sản.

Là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt, trong 10 năm qua, các cấp hội đã tiếp tục phát động và tổ chức đẩy mạnh phong trào “Nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững”. Hàng năm, có trên 110.000 hộ gia đình hội viên nông dân đăng ký phấn đấu đạt hộ gia đình sản xuất kinh doanh giỏi.

Từ phong trào đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, kinh doanh tập trung có hiệu quả, chủ yếu các mô hình trang trại, gia trại, HTX, tổ hợp tác. Nhiều mô hình có quy mô lớn vài ha và mạnh dạn ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, như: sản xuất nhà lưới, chuồng lạnh, tưới tiết kiệm…

Cụ thể, trong lĩnh vực trồng trọt, nhiều nông dân đã sản xuất sản phẩm có thương hiệu, nhãn hiệu đến với người tiêu dùng, như: các loại sản phẩm nấm sạch của HTX Tuấn Linh, sản phẩm rau quả sạch áp dụng công nghệ cao của Công ty MTV An Nông (Bố Trạch); mô hình sản xuất của Công ty cổ phần thực phẩm xanh Đông Dương (TP. Đồng Hới); HTX sản xuất nông nghiệp công nghệ cao Kiến Giang, trang trại rau sạch của vợ chồng anh Dương Trí Quang ở huyện Lệ Thủy; các mô hình sản xuất lúa gạo theo mô hình cánh đồng lớn ở Lệ Thủy, Quảng Ninh…

Trong lĩnh vực chăn nuôi, hiện đang có hàng chục trang trại ứng dụng công nghệ cao nhằm bảo đảm an toàn dịch bệnh và hạn chế ô nhiễm môi trường. Ngoài các doanh nghiệp đầu tư lớn, nổi bật là mô hình chăn nuôi lợn trong chuồng lạnh của anh Nguyễn Văn Trung ở xã Mai Thủy, anh Đinh Đăng Tuân ở xã Hưng Thủy (Lệ Thủy) với quy mô trên 1.000 con/lứa; 8 trang trại chăn nuôi lớn công nghệ cao ở Bố Trạch liên kết với Công ty Cổ phần chăn nuôi Việt Nam quy mô từ 1.000-2.000 con/lứa, mỗi năm 2 lứa.

Nhờ mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm trong việc áp dụng nhiều phương thức làm ăn mới, năm 2019, toàn tỉnh có trên 36.000 hộ đạt danh hiệu nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nâng tổng số hộ đạt danh hiệu NDSXKDG các cấp trong toàn tỉnh lên 73.000 hộ. Qua phong trào thi đua, các cấp hội cũng đã trực tiếp giúp đỡ cho trên 15.400 hộ nông dân thoát nghèo.

- Advertisement -

Có thể nói, những đóng góp của đội ngũ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi đã tạo ra lượng hàng hóa phong phú, dồi dào, bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng để cung cấp cho thị trường và từng bước đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao trong việc tiêu thụ, lưu thông các sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu trên địa bàn.

Để có những kết quả trên, thời gian qua, các cấp hội đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, giúp nông dân ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, xây dựng và triệt để tuân thủ hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến trong sản xuất để tạo ra nông sản bảo đảm, có sức cạnh tranh trên thị trường.

Trong 10 năm qua, Hội đã phối hợp tổ chức trên 7.610 lớp tập tuấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 458.895 lượt hội viên nông dân; xây dựng 1.180 mô hình sản xuất kinh doanh trồng trọt, chăn nuôi, trồng rừng, chế biến, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có hiệu quả; vận động hội viên sản xuất hàng hóa đạt tiêu chuẩn, an toàn, bảo đảm sức khỏe cộng đồng; giới thiệu các sản phẩm do nông dân sản xuất có chất lượng.

Khi nông dân nâng tầm vị thế hàng ViệtCác nông sản của nông dân Quảng Bình có cơ hội được bày bán tại các siêu thị lớn.

Bên cạnh đó, các cấp hội thường tổ chức tuyên truyền, vận động hội viên, nông dân tổ chức sản xuất theo hướng gia trại, trang trại, xây dựng tổ hợp tác, HTX kiểu mới trong nông nghiệp, nông thôn, xây dựng thương hiệu, quảng bá, kết nối, tiêu thụ hàng hóa nông sản.

Đến nay, toàn tỉnh có 722 trang trại đạt tiêu chí, 263 HTX, 798 tổ hợp tác có chứng thực của UBND cấp xã. Kinh tế hợp tác phát triển góp phần rất lớn trong việc liên kết sản xuất, kết nối tiêu thụ sản phẩm của nông dân.

Ngày nay, các sản phẩm được người nông dân làm ra đã góp phần nâng cao sức tiêu thụ hàng Việt, tâm lý tiêu dùng hàng nội địa đã trở thành thói quen của người dân. Cùng với đó, sự đa dạng về hàng hóa cũng góp phần thu hút người tiêu dùng sử dụng hàng hóa do nông dân sản xuất, thể hiện tinh thần trách nhiệm của nông dân đối với đất nước trong việc duy trì và củng cố ngành nghề sản xuất truyền thống, mở mang phát triển các ngành, nghề mới, áp dụng có hiệu quả tiến bộ khoa học kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Hiền Phương

- Advertisement -

Nguồn tin: Báo Quảng Bình

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,400Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm