6.6 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Tăng cường quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh

- Advertisement -

Trong những năm qua, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng xuất khẩu lao động (XKLĐ) trên địa bàn tỉnh đã đạt được một số kết quả nhất định. Các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài (doanh nghiệp dịch vụ) dần đi vào nề nếp, chuyên nghiệp hơn, góp phần giải quyết việc làm có hiệu quả cho người lao động. Số lượng người lao động đi XKLĐ tăng dần theo hàng năm (từ 2.350 người năm 2015 tăng lên 3.350 người năm 2018); chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài không ngừng được nâng cao về tay nghề, ngoại ngữ; thị trường XKLĐ ngày càng mở rộng và hướng tới những thị trường có thu nhập cao, công việc, thu nhập của người đi XKLĐ ổn định hơn…

Tăng cường quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh
Ảnh minh họa

Tuy nhiên, hiện nay, trên địa bàn tỉnh vẫn còn xảy ra tình trạng một số cá nhân, doanh nghiệp dịch vụ lợi dụng hoạt động XKLĐ để tổ chức tuyển chọn, đào tạo, thu tiền của người lao động trái quy định của pháp luật và đưa người ra nước ngoài trái phép; nhiều doanh nghiệp dịch vụ không có đầy đủ hồ sơ pháp lý vẫn thông báo tuyển chọn lao động tại các địa phương, gây bức xúc trong dư luận. Tình trạng lao động tự ý đổi chỗ làm việc, không về nước đúng thời hạn hợp đồng, ở lại làm việc và cư trú bất hợp pháp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động XKLĐ.

Để kịp thời chấn chỉnh hoạt động XKLĐ tại các địa phương, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, doanh nghiệp dịch vụ, ngày 12/8/2019, UBND tỉnh đã ban hành Công văn số 1323/UBND-KGVX về việc tăng cường quản lý hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng trên địa bàn tỉnh. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ngành, địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước về hoạt động XKLĐ; chú trọng giáo dục đạo đức, ý thức lòng tự tôn dân tộc cho người lao động khi tham gia XKLĐ; tăng cường đào tạo tay nghề, ngoại ngữ, ý thức chấp hành pháp luật đối với người lao động nhằm nâng cao nhận thức, chất lượng đội ngũ lao động đi XKLĐ, giảm thiểu tối đa tình trạng bỏ trốn, ở lại làm việc bất hợp pháp tại nước sở tại. Bên cạnh đó, các sở, ngành liên quan thường xuyên hướng dẫn doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, các đơn vị, địa phương trong việc phối hợp để tuyển chọn, đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo đúng quy định của pháp luật và hiệu quả; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động XKLĐ trên địa bàn; quản lý kế hoạch tuyển chọn và điều kiện tuyển lao động của doanh nghiệp dịch vụ; kịp thời phát hiện, xử lý hành vi vi phạm pháp luật về XKLĐ theo quy định.

Mặt khác, UBND tỉnh cũng yêu cầu Công an tỉnh tiếp tục chỉ đạo lực lượng Công an các cấp tập trung nắm tình hình của tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác XKLĐ để phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chấn chỉnh kịp thời hành vi vi phạm pháp luật về XKLĐ, khởi tố, điều tra theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong công tác XKLĐ theo quy định. Các địa phương cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp dịch vụ tổ chức hội thảo, đối thoại, phối hợp tuyển chọn lao động, thông tin tuyên truyền về XKLĐ để thông báo công khai, cung cấp cho người lao động đầy đủ thông tin về số lượng, tiêu chuẩn tuyển chọn, điều kiện của hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đảm bảo theo quy định của pháp luật khi có nhu cầu tuyển dụng lao động trên địa bàn…

Mai Anh

Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Quảng Bình

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,400Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm