5.3 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Để thương hiệu dầu tràm Quảng Hưng vươn xa

- Advertisement -

(Kinh tế) – Đã từ lâu, người dân chòm 7, thôn Tú Loan 3, xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch đã biết tận dụng cây tràm đất mọc hoang trên những vùng cát để nấu tinh dầu tràm, cải thiện thu nhập cho gia đình. Thế nhưng, để duy trì và phát triển nghề này, nguồn nguyên liệu và đầu ra của sản phẩm vẫn đang “gây khó” cho người dân nơi đây.

Dầu tràm ở Quảng Hưng được chiết xuất từ cây tràm đất, có mùi hương thơm dịu, rất tốt cho sức khỏe đối với người cao tuổi và trẻ nhỏ. Nghề sản xuất dầu tràm không theo mùa vụ, chỉ cần chủ động được nguồn nguyên liệu thì các quy trình còn lại khá đơn giản, từ khâu chuẩn bị lá cho đến lên nồi, ra thành phẩm.

Cái khó của nghề này là còn phụ thuộc nhiều vào giá cả thu mua trong khi nguồn nguyên liệu ngày càng khan hiếm. Trong khi đó, giá trị của dầu tràm thì ngày càng được người tiêu dùng ưa chuộng, bởi tính dược liệu cao.

Chòm 7, thôn Tú Loan 3, xã Quảng Hưng hiện có 30 hộ dân chuyên sản xuất tinh dầu tràm. Tiếng là nghề phụ nhưng cho thu nhập khá cao, bình quân một ngày, một hộ có thể nấu được từ 1-2 nồi, cho ra thành phẩm từ 0,5 đến 1 lít dầu tràm, thu nhập từ 400 đến 800 nghìn đồng/ngày.

Để thương hiệu dầu tràm Quảng Hưng vươn xaSản xuất tinh dầu tràm nhỏ lẻ manh mún khó đem lại thu nhập cao cho người dân.

Chị Nguyễn Thị Hiến, một trong những hộ dân chuyên sản xuất tinh dầu tràmcho biết: “Khó khăn lớn nhất của người sản xuất tinh dầu tràm là giá cả tinh dầu còn phụ thuộc vào thương lái, nên chưa thể ổn định giá cả. Bên cạnh đó, do chưa có vùng trồng nguyên liệu tập trung nên chúng tôi không thể chủ động được nguồn nguyên liệu, mà đang phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nguyên liệu tự nhiên”.

Hiện tại, HTX sản xuất và dịch vụ nông nghiệp sạch Hưng Loan là đơn vị có tư cách pháp lý, được đăng ký mã vạch truy xuất nguồn gốc sản phẩm tinh dầu tràm Quảng Hưng. Đây là tín hiệu vui góp phần đưa nghề sản xuất tinh dầu tràm của người dân chòm 7, xã Quảng Hưng từng bước xây dựng được thương hiệu để ngày càng được nhiều người tiêu dùng biết đến.

Tuy nhiên, một thực tế hiện nay là người dân chưa tha thiết gia nhập HTX, mà vẫn đang còn “mạnh ai nấy làm” và đang sản xuất nhỏ lẻ. Mặt khác, do mới đi vào hoạt động nên HTX cũng chỉ mới là “đầu mối tiêu thụ” sản phẩm giúp bà con, chưa thể là một tổ chức thống nhất quản lý chung.

- Advertisement -

Ông Võ Trung Tuấn, Giám đốc HTX sản xuất và dịch vụ nông nghiệp sạch Hưng Loan cho biết: “Trên thực tế, ở đây, bà con sản xuất tinh dầu tràm nhiều năm, nên kinh nghiệm rất nhiều, tuy nhiên, quy mô sản xuất còn manh mún, mỗi nhà lại làm theo một cách riêng biệt, nên có thể cho chất lượng tinh dầu khác nhau. Nếu bà con tham gia vào HTX, chúng tôi sẽ cố gắng phatst triển tinh dầu tràm Quảng Hưng theo một quy chuẩn, đạt chất lượng”.

Thông thường, những tháng mùa hè là khoảng thời gian cao điểm để chưng cất tinh dầu tràm, bởinguồn nguyên liệu dồi dào, chất lượng tinh dầu trong cây tràm cũng cao hơn so với những thời điểm khác trong năm. Để có được nguyên liệu sản xuất, người dân phải đi hái lá tràm tại những vùng cát ở địa phương hoặc sang các xã Quảng Châu, Quảng Tiến, bởi hiện tại, nguyên liệu tại chỗ không còn đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất, chế biến dầu tràm để cung cấp ra thị trường.

Những năm gần đây, do nhu cầu phát triển của xã hội, diện tích đất ngày càng bị thu hẹp, nên cây tràm đất cũng dần bị mất đi. Bà Trịnh Thị Minh Thái, Chủ tịch Hội Nông dân xã Quảng Hưng, huyện Quảng Trạch cho biết: “Thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu cho lãnh đạo địa phương quy hoạch vùng nguyên liệu tập trung, giúp bà con yên tâm sản xuất về nguồn nguyên liệu đầu vào, cũng như tìm nguồn đầu ra bảo đảm cho sản phẩm tinh dầu tràm”.

Hiện, tinh dầu tràm đang là mặt hàng được người tiêu dùng ưa chuộng và có giá thành khá cao. Tuy nhiên, để duy trì bền vững nghề này, Quảng Hưng cần phải có vùng trồng nguyên liệu tập trung, nâng tầm quy mô sản xuất. Nếu không có kế hoạch quy hoạch vùng trồng nguyên liệu, thì nguy cơ mai một nghề nấu tinh dầu tràm truyền thống của địa phương là rất cao.

Bên cạnh đó, cần phải có các giải pháp cụ thể trong việc duy trì và phát triển nghề sản xuất dầu tràm truyền thống, quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất, sớm thành lập HTX chuyên sản xuất và phân phối sản phẩm tinh dầu tràm.

Có như vậy, mới bảo đảm cho nghề nấu tinh dầu tràm truyền thống nơi đây duy trì và phát triển, góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân và xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Minh Ánh
(Đài TT-TH Quảng Trạch)

Nguồn: Báo Quảng Bình

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,403Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm