6.1 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Nhiều ý kiến khác nhau về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP

- Advertisement -

Nhiều ý kiến khác nhau về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPPChủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020. Ảnh: Lâm KhánhTTXVN

Tờ trình của Chính phủ nêu rõ: Tại Nghị quyết số 613/2018/UBTVQH14 ngày 13/12/2018 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sử dụng tên gọi cho luật này là “Luật Đầu tư theo hình thức đối tác công tư”. Tuy nhiên, Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 được Quốc hội thông qua ngày 13/6/2019 sử dụng thuật ngữ “đầu tư theo phương thức đối tác công tư”. Do đó, để thống nhất thuật ngữ, đồng thời phản ánh được bản chất cơ chế đầu tư PPP, Chính phủ đề nghị sửa tên Luật thành “Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư”. 

Nhiều ý kiến khác nhau về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPPChủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm 2020. Ảnh: Lâm KhánhTTXVN

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh cho biết, Tờ trình của Chính phủ đã nêu rõ lý do của việc đề xuất thay đổi tên gọi của dự án Luật nhằm bảo đảm phù hợp với quy định tại Luật Đầu tư công và không làm thay đổi phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng và các nội dung của dự án Luật. Do đó, Ủy ban Kinh tế nhất trí với đề xuất thay đổi tên gọi của dự án Luật là “Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư”.

Cần thiết ban hành Luật

Qua thảo luận tại tổ, các đại biểu cơ bản nhất trí với Tờ trình của Chính phủ về sự cần thiết ban hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) nhằm khắc phục những khó khăn, bất cập đang tồn tại hiện nay và bảo đảm tính pháp lý ổn định, nâng cao hiệu quả thực hiện, tính khả thi của các dự án PPP dài hạn, nhiều rủi ro, đầu tư quy mô lớn, cũng như tính pháp lý đồng bộ với các luật có liên quan.

Đại biểu Nguyễn Văn Sơn (Hà Tĩnh) cho rằng đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) là hình thức hiệu quả để tranh thủ nguồn vốn đầu tư ngoài nhà nước, góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Vì thế, việc ban hành Luật là cần thiết nhằm tạo cơ sở pháp lý rõ ràng điều chỉnh hoạt động đầu tư mang tính đặc thù này, phản ánh bản chất của mối quan hệ đối tác công và tư, giữa Nhà nước và tư nhân.

Đại biểu Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cũng nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật và cho rằng điều này sẽ giúp huy động không chỉ vốn mà còn cả tiềm lực, kinh nghiệm của các nhà đầu tư, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả đầu tư công. Theo đại biểu, trên thế giới, hình thức đầu tư này khá phổ biến và thực tế, khi mới có thông tin soạn thảo Luật đã có nhiều nhà đầu tư quan tâm, cho thấy tiềm năng của lĩnh vực này là rất lớn.

- Advertisement -

“Thời gian qua, do chưa có khuôn khổ pháp lý rõ ràng là luật mà mới chỉ có nghị định nên xuất hiện nhiều vướng mắc như các vấn đề liên quan đến thu phí, tình trạng nợ các ngân hàng, giá trị đầu tư của các dự án sau khi kiểm toán không đúng với giá trị khai báo ban đầu, dẫn tới người dân phải chi trả nhiều hơn nếu kéo dài thời gian thu hồi…”, đại biểu dẫn chứng.

Tuy nhiên, theo đại biểu, cần xác định rõ khi nào dự án cần đưa vào đầu tư theo phương thức PPP. “Có dự án chỉ dành cho đầu tư tư nhân nhưng nếu chuyển thành PPP thì Nhà nước lại gánh chịu rủi ro cho nhà đầu tư. Trường hợp các dự án chỉ đầu tư công nếu cứ đưa vào đầu tư PPP sau này sẽ dẫn tới rủi ro, phần gánh chịu của xã hội lớn hơn”, đại biểu phân tích.

Đấu thầu cạnh tranh, công khai, minh bạch

Liên quan đến lĩnh vực đầu tư, quy mô và phân loại dự án PPP, dự thảo Luật quy định: Chính phủ quy định chi tiết quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP đối với từng lĩnh vực, nhưng không thấp hơn 200 tỷ đồng.

Tán thành với quy định này, đại biểu Nguyễn Văn Sơn cho rằng mức tối thiểu 200 tỷ đồng là hợp lý để đảm bảo thu hút được các nhà đầu tư có năng lực tài chính, tạo ra những dự án lớn, quan trọng, có sức lan tỏa.

Theo đại biểu Hoàng Văn Cường, dự thảo Luật mới quy định về vốn và nếu chỉ dựa vào vốn có thể chưa đạt được mục tiêu đề ra, vì mức 200 tỷ đồng chỉ phù hợp với một số lĩnh vực về hạ tầng giao thông, trong khi nhiều lĩnh vực khác đòi hỏi kinh nghiệm, năng lực của nhà đầu tư… Do vậy, đại biểu Hoàng Văn Cường đề nghị, cần bổ sung các tiêu chí để xác định dự án nào cần kêu gọi đầu tư PPP chứ không chỉ đơn thuần dừng lại ở tiêu chí vốn.

Bên cạnh đó, mức vốn cũng cần đa dạng hơn theo từng lĩnh vực. “Ngoài ra, nhà đầu tư phải có đầy đủ thông tin để lựa chọn và cân nhắc kỹ có nên tham gia hay có phù hợp với năng lực không. Vì vậy, cần đưa ra thiết kế dự án chi tiết, chính xác”, đại biểu Hoàng Văn Cường nhấn mạnh và cho rằng Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thiết kế, thẩm định các dự án.

Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Thành phố Hồ Chí Minh) đề nghị cân nhắc quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP là 200 tỷ đồng. Bởi lẽ, “có nhưng lĩnh vực thì số tiền này là thấp, nhưng có lĩnh vực thì số tiền này là quá lớn, do đó nên ủy quyền cho Chính phủ quy định”, đại biểu đề nghị.

- Advertisement -

Đại biểu Phạm Phú Quốc (Thành phố Hồ Chí Minh) cũng cho rằng giao Chính phủ căn cứ vào tình hình thực tiễn để quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP sẽ phù hợp hơn. Lý do là “bây giờ quy mô 200 tỷ đồng thì được nhưng sau này sợ đồng tiền mất giá sẽ kéo theo nhiều thứ”.

Đại biểu cũng nhấn mạnh, khi làm dự án PPP sẽ “động” tới đất đai, công ăn việc làm, cuộc sống của người dân nên trước khi ký hợp đồng nên lấy ý kiến cộng đồng dân cư bị tác động. “Chính những ý kiến này là thành tố đưa vào hợp đồng hợp tác công tư để đảm bảo quyền lợi của người dân bị tác động”, đại biểu khẳng định.

Nhiều ý kiến cho rằng việc quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP để áp dụng phương thức đầu tư PPP là cần thiết nhằm ưu tiên đầu tư PPP đối với các dự án quan trọng, khuyến khích thu hút nguồn lực đầu tư từ khu vực tư nhân thuộc các lĩnh vực được xác định, nhằm tránh tình trạng đầu tư tràn lan, không kiểm soát được rủi ro do các dự án PPP còn liên quan đến các nghĩa vụ từ phía khu vực công như bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ rủi ro về doanh thu… Tuy nhiên, ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu, quy định cụ thể quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu đối với các lĩnh vực cũng như làm rõ hơn căn cứ, cơ sở của việc quy định quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP tại dự thảo Luật.

Về lựa chọn nhà đầu tư, nhiều đại biểu cho rằng việc lựa chọn nhà đầu tư dự án PPP cần phải được thực hiện thông qua đấu thầu cạnh tranh, công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật, hạn chế tối đa việc chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế, để tránh rủi ro về lợi ích nhóm, lãng phí, thất thoát, giảm tính cạnh tranh và lựa chọn nhà đầu tư không có đủ năng lực thực hiện dự án. Do đó, cần quy định cụ thể hơn về điều kiện áp dụng theo hướng thu hẹp các trường hợp chỉ định thầu hoặc đấu thầu hạn chế tại dự thảo Luật.

Nguồn: Báo Tin tức

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,400Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm