6.1 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Nhức nhối nạn tảo hôn: Nan giải hôn nhân cận huyết

- Advertisement -

“Thực hiện Đề án 498 “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025” của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Quảng Bình đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc nhưng vẫn gặp rất nhiều khó khăn.

Nhức nhối nạn tảo hôn: Nan giải hôn nhân cận huyếtSau 60 năm rời hang đá, người Rục vẫn thích cuộc sống nguyên thủy

Rào cản lớn nhất cho vấn đề này đó là phong tục tập quán, trình độ nhân thức, đời sống kinh tế… còn rất lạc hậu ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số” – ông Nguyễn Lương Cường, Trưởng phòng Tuyên truyền và địa bàn, Ban Dân tộc miền núi tỉnh Quảng Bình nói.

Nhức nhối nạn tảo hôn: Nan giải hôn nhân cận huyết

Thực trạng nhức nhối

Tộc người Rục được bộ đội Biên Phòng phát hiện sống biệt lập, hoang dã trong hang đá giữa núi rừng Phong Nha – Kẻ Bàng vào năm 1959. Tộc người được mệnh danh là bí ẩn nhất thế giới này lúc đó vỏn vẹn 34 người. Họ dùng vỏ cây làm khố, lấy bột nhúc, bột đoác làm lương thực, săn bắt, hái lượm là phương thức sản xuất truyền đời. Thậm chí lúc đó, thấy bộ đội người Rục còn chạy trốn vào hang đá không muốn tiếp xúc.

Trước nguy cơ diệt vong, người Rục được chính quyền đưa về định cư ở thung lũng Rục Làn và phát triển thành ba bản Ón, Yên Hợp và Mò O, Ồ Ồ thuộc xã Thượng Hóa, huyện Minh Hóa. Sau gần 60 năm hòa nhập cộng đồng, từ 34 nhân khẩu, nay người Rục đã phát triển hơn 100 hộ với gần 400 nhân khẩu. Mặc dù đã thoát khỏi nguy cơ tuyệt chủng, nhưng với phương thức sản xuất săn bắt, hái lượm, suốt ngày len lỏi trong rừng sâu khiến người Rục gần như vẫn biệt lập với bên ngoài, sống khép kín trong cộng đồng của mình. Việc không giao lưu kinh tế, không giao thoa văn hóa của cộng đồng của người Rục dẫn đến những cuộc hôn phối cận huyết mà chồng, vợ là những người họ hàng thân thích.

Theo ông Trần Xuân Tư, trưởng bản Ón, trong cộng đồng người Rục rất hiếm cặp vợ chồng kết hôn đạt độ tuổi quy định, nạn tảo hôn ở đây gần như phổ biến. Ở ba bản người Rục, có ít nhất 15 cặp vợ chồng lấy nhau khi huyết thống chỉ cách nhau 2 đời, nghĩa là con của anh, chị, em ruột lấy nhau. Còn lấy nhau cách 3 đời thì đếm không xuể.

- Advertisement -

Ông Tư chỉ vào ngôi nhà trống huơ, trống hoác được vây bằng 4 vách tường vôi nằm ở bìa rừng thuộc bản Ón cho biết: Đây là nhà của vợ chồng anh Cao Xuân Ch. Và chị Cao Thị V., một trong những điển hình về hôn nhân cận huyết thống – cậu lấy cháu. Ngày họ cưới nhau, bố anh Ch. đại diện họ nhà trai sang nhà con gái rước đứa cháu ngoại về làm dâu. Cả bản ai cũng biết anh Ch. là cậu ruột của chị V. nhưng chẳng ai quan tâm hay ngăn cấm, bởi với người Rục chuyện “bà con” lấy nhau là chuyện hết sức bình thường. Vậy là bố đẻ và con gái thành thông gia, chị V. gọi ông ngoại bằng bố, còn anh Ch. gọi chị gái bằng mẹ.

Hai vợ chồng anh chị sinh được 3 đứa con nhưng đứa con trai đầu chết khi mới vào lớp 1, còn lại 2 đứa đau ốm liên miên. Đứa con gái út sinh năm 2012, năm nay đã 4 tuổi nhưng nặng chỉ chừng hơn 10kg, 2 tay lúc nào cũng run lẩy bẩy. Chị V. bảo: “Không biết mô, hắn cứ khóc suốt thôi, nuôi mãi mà hắn không to lên được, tóc cũng không chịu mọc nữa”.

Cách nhà anh Ch. vài bước chân, là nhà của vợ chồng trẻ Cao Xuân T. và Cao Thị Tr., là anh em con chú bác ruột, họ lấy nhau khi vừa bước qua tuổi 14. Bố của T. buồn rầu tâm sự: “Cho bọn chúng lấy nhau biết không tốt đó, nhưng không thể ngăn cấm. Là anh em con chú bác ruột, từ nhỏ chơi vơi nhau, chúng suốt ngày rúc ráy trong rừng, đến khi cái bụng lùm lùm thì cả hai gia đình mới biết. Thôi thì nhắm mắt tổ chức đám cưới để cho chúng nó nên vợ, nên chồng. Ở đây, may mà có đứa còn biết chủ nhân của cái bụng bầu, chứ nhiều đứa có biết cha đứa con mình đẻ ra là ai mô”.

Mới chưa đầy 40 tuổi nhưng vợ chồng anh Cao Xuân T. và chị Cao Thị K. trông già và ốm yếu chẳng khác gì tuổi 60. Họ là hai anh em con cô con cậu, thành vợ chồng khi mới bước qua tuổi 14. Hai vợ chồng anh chị có đến 7 lần sinh, nhưng có sinh mà không có dưỡng nên giờ chỉ còn một đứa lay lắt. Những đứa con của anh chị khi sinh ra đều yếu ớt, chỉ nuôi được chưa đầy năm là mất.
Bài toán nan giải

Theo ông Nguyễn Lương Cường, Trưởng phòng Tuyên truyền và địa bàn, Ban Dân tộc tỉnh Quảng Bình: Tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết đều xảy ra ở hầu hết các tộc người thiểu số sinh sống trên địa bàn Quảng Bình. Tùy theo điều kiện kinh tế – xã hội của mỗi tộc người mà ở đó tỉ lệ này nhiều hay ít. Theo thống kê của Ban chỉ đạo Đề án 498 tỉnh Quảng Bình, từ năm 2014 -2018, có 1.725 cặp kết hôn thuộc các tộc người thiểu số sinh sống trên địa bàn, trong đó có 372 người tảo hôn và 14 người có hôn nhân cận huyết thống. Tỉ lệ cao nhất tập trung ở các xã Dân Hóa, Trọng Hóa, Thượng Hóa (huyện Minh Hóa) và xã Ngân Thủy, huyện Lệ Thủy.

Nhức nhối nạn tảo hôn: Nan giải hôn nhân cận huyết Hôn nhân cận huyết thống làm suy giảm giống nòi trong cộng đồng các dân tộc thiểu số

Đây là các địa phương vùng sâu, vùng xa, giáp biên giới Việt – Lào, đời sống kinh tế – xã hội còn gặp nhiều khó khăn, nhiều khu vực còn biệt lập, tỉ lệ mù chữ rất cao. Trình độ dân trí thấp, phong tục tập quán lạc hậu, sống khép kín trong cộng đồng hẹp, ít giao lưu…

Để ngăn chặn tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tỉnh Quảng Bình đã thành lập Ban chỉ đạo Đề án 498, gồm: Sở GD&ĐT, Hội LHPN, Tỉnh Đoàn, Sở Tư pháp, Sở Văn hóa và Thể thao, Ban Dân vận, Sở Y tế, bộ đội Biên phòng, UBND các huyện có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống… do một phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách.

Ban chỉ đạo đã chọn xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch làm mô hình điểm thực hiện Đề án 498. Tuy nhiên, tất cả các hoạt động cũng chỉ dừng lại ở mức độ tuyên truyền,  kết quả vẫn không khả quan. “Một trong những yếu tố quan trọng nhất để đẩy lùi nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết là điều kiện kinh tế. Sau bao nhiêu năm lăn lộn với đồng bào dân tộc, tôi thấy ở đâu kinh tế phát triển, đời sống đồng bào khấm khá thì ở đó rất ít trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết” – ông Nguyễn Lương Cường nói.

Theo ông Trần Xuân Tư, trưởng bản Ón, trong cộng đồng người Rục rất hiếm cặp vợ chồng kết hôn đạt độ tuổi quy định, nạn tảo hôn ở đây gần như phổ biến.

- Advertisement -

HOÀNG NAM

Nguồn tin:  Báo Tiền phong

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,400Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm