6.1 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi

- Advertisement -

(Tin Sở-Ban-Ngành) – Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, tính đến ngày 14/4/2020, dịch bệnh trên tôm nuôi đã xảy ra tại 67 ao nuôi/44 hộ/07 xã/03 huyện, thị xã với tổng diện tích bị bệnh 23,029 ha, trong đó 21,429 ha bị bệnh đốm trắng và 1,6 ha bị hoại tử gan tụy cấp tính.

Nguyên nhân là do một số hộ nuôi thả trước khung lịch thời vụ, gặp thời tiết giao mùa, môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột, đặc biệt từ ngày 22 – 26/3 xuất hiện mưa dông làm giảm sức đề kháng của tôm nên dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi xuất hiện và các hộ nuôi tôm tự ý xả nước, điều trị khi tôm chết nhiều mới khai báo nên làm dịch bệnh lây lan.

Dự báo thời gian tới, tình hình thời tiết còn diễn biến phức tạp, do đó nguy cơ dịch bệnh trên tôm nuôi tiếp tục phát sinh là rất cao. Để chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa thiệt hại do dịch bệnh xảy ra, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị UBND các huyện, thành phố, thị xã, các đơn vị có liên quan chỉ đạo, hướng dẫn người nuôi thực hiện tốt hướng dẫn về nuôi tôm nước lợ, trong đó chú trọng làm tốt công tác cải tạo ao nuôi, chủ động xử lý nước trước khi cấp vào ao nuôi, những ao bị dịch bệnh không tiếp tục thả nuôi tôm mà nên chuyển sang nuôi đối tượng khác; chăm sóc, quản lý đúng quy trình kỹ thuật, đặc biệt là thời điểm giao mùa luôn đảm bảo điều kiện môi trường thích hợp cho tôm sinh trưởng; định kỳ sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý môi trường; cho ăn thức ăn đảm bảo chất lượng, tránh dư thừa.

Bên cạnh đó, người nuôi tôm cần lựa chọn tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, tại cơ sở giống có uy tín, tôm giống sạch bệnh, thả nuôi với mật độ thích hợp; áp dụng quy trình kỹ thuật tiên tiến để hạn chế rủi ro; thường xuyên theo dõi hoạt động của tôm, kiểm tra và phát hiện sớm dịch bệnh, tự giác khai báo sớm cho chính quyền địa phương, cơ quan chuyên môn để khoanh vùng dập dịch đúng quy định, không được xả nước thải từ các ao nuôi bị bệnh ra môi trường chung làm lây lan dịch bệnh…

Mặt khác, Chi cục Chăn nuôi và Thú y đẩy mạnh công tác lấy mẫu kiểm dịch, kiên quyết xử lý những lô giống kém chất lượng, không rõ nguồn gốc; kiểm soát chặt chẽ các loại thuốc thú y thủy sản cấm sử dụng trong sản xuất, kinh doanh thủy sản theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; phát hiện sớm các ổ dịch bệnh, thực hiện xét nghiệm mẫu bệnh phẩm, đồng thời có biện pháp phối hợp với chính quyền địa phương để ngăn chặn, tránh để dịch bệnh lây lan ra diện rộng. Cùng với đó, Chi cục Thủy sản tăng cường công tác kiểm tra, giám sát điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và cơ sở sản xuất, mua bán thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; kiểm soát chất lượng giống thủy sản, xử lý nghiêm cơ sở sử dụng thủy sản bố mẹ không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng, không tuân thủ thời hạn cho sinh sản theo quy định; triển khai một số biện pháp kỹ thuật quản lý môi trường vùng nuôi, giải pháp kỹ thuật ứng phó tình hình thời tiết diễn biến bất thường… nhằm hạn chế thiệt hại do môi trường, dịch bệnh cho người nuôi trên địa bàn.

Mai Anh

Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Quảng Bình

Link bài gốc: https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/tang-cuong-cong-tac-phong-chong-dich-benh-tren-tom-nuoi.htm

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,400Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm