7.6 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Miệt mài theo dòng chảy thời gian

- Advertisement -

Bằng tình yêu với văn hóa, văn nghệ dân gian, các hội viên Phân hội Văn hóa văn nghệ dân gian (VHVNDG) Quảng Bình (Hội Văn học-Nghệ thuật (VHNT) Quảng Bình) đã dày công sưu tầm, biên soạn để lưu giữ lại những tinh hoa văn hóa độc đáo của quê hương.

Phân hội VHVNDG Quảng Bình là mái nhà chung của 15 hội viên (đang sinh hoạt ở phân hội Văn học, phân hội Âm nhạc, chi hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tỉnh Quảng Bình, chi hội Nhà văn Việt Nam tỉnh Quảng Bình) chủ yếu là cán bộ hưu trí có cùng niềm đam mê với công tác nghiên cứu, bảo tồn, gìn giữ các giá trị VHVNDG ở các vùng quê trên địa bàn tỉnh.

Miệt mài theo dòng chảy thời gianGia tài để lại” của các nhà nghiên cứu là những tác phẩm chứa đựng trong đó “nếp đất hương quê” của mỗi địa phương.

Ở độ tuổi “xưa nay hiếm”, nhà nghiên cứu VHVNDG Đỗ Duy Văn, quê ở làng Văn La (Lương Ninh, Quảng Ninh) vẫn nặng lòng “đãi cát tìm vàng”, lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống của mỗi vùng đất. Ông tự bạch: “Tôi trở thành hội viên Hội VHNT Quảng Bình năm 1965 với những sáng tác văn học hiện đại, gồm thơ, truyện ngắn, bút ký và một số bài nghiên cứu VHVNDG.

Mãi đến năm 2000, đang là biên tập viên cho Tập san văn hóa (Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Bình), bạn tôi là anh Nguyễn Văn Tăng, hội viên Hội VNDG Việt Nam động viên, khuyên tôi tập hợp các bài viết và xuất bản tập sách đầu tay “Có một vùng văn hóa” (tên sách do Văn Tăng đặt). Tập sách được tặng giải C, Giải thưởng VHNT Quảng Bình (giải thưởng Lưu Trọng Lư). Giải thưởng này tạo cơ hội giúp tôi trở thành hội viên Hội VNDG Việt Nam. Từ đó, tôi say sưa sưu tầm, tìm kiếm, tôi luyện, chế tác “mỏ quặng” VNDG thành các công trình nghiên cứu dâng tặng bạn đọc…”

Ngoài viết địa chí cho các làng: Văn La (Lương Ninh, Quảng Ninh),  Thổ Ngoạ (phường Ba Đồn, TX. Ba Đồn), Lệ Kỳ (Vĩnh Ninh, Quảng Ninh)…, ông Văn còn có nhiều công trình nghiên cứu ấn tượng như: Diễn xướng văn học dân gian Quảng Bình; Công, nông, ngư cụ và đồ gia dụng vùng sông nước Kiến Giang; Văn hóa ẩm thực Quảng Bình; Kiến trúc nhà ở, đình chùa dân gian các dân tộc ở Quảng Bình; Tang chế, cúng kỵ và tế tự dân gian Quảng Bình…

Về VNDG, Đỗ Duy Văn có bài nghiên cứu khá sâu về các làn điệu hò của vùng nam Quảng Bình. Theo ông, các làn điệu hò ở vùng nam Quảng Bình (tính từ nam sông Gianh) có các mái hò chính như: mái khoan (mái xắp, thường diễn ra khi lao động trên các đồng ruộng), mái ruỗi (mái dài, thường sử dụng khi chèo thuyền), mái ba (dùng khi chèo thuyền nặng qua quãng sông chảy xiết hay ở vùng đầm, phá gió to), mái nện (khi chèo thuyền trên sông hay lúc cày ruộng sâu), mái dài (na ná hò mái nhì của ca Huế với âm điệu trầm mặc, trữ tình, sâu lắng)… Nhiều công trình nghiên cứu của ông được tặng giải thưởng Lưu Trọng Lư và các giải thưởng khác do Hội VNDG Việt Nam trao tặng.

Miệt mài theo dòng chảy thời gian Nhờ sự nỗ lực gìn giữ, trao truyền của những người tâm huyết với VHVNDG đã làm sống lại nhiều loại hình VHVNDG độc đáo trên các làng quê.

- Advertisement -

Nhà nghiên cứu VHVNDG Nguyễn Văn Tăng, phân hội trưởng phân hội VHVNDG Quảng Bình đã dành trọn gần cả cuộc đời cho việc nghiên cứu, tìm tòi phát hiện và lưu giữ những giá trị văn hóa cổ xưa, những nét đẹp rất đỗi đời thường để rồi chắt lọc lại tạo nên từng trang viết sống động mà theo ông là viết cho mình, viết cho niềm đam mê.

Ngoài việc biên tập, thẩm định sách của các hội viên, viết, biên soạn các tập sách rất có giá trị của Hội Di sản văn hóa Quảng Bình như: Quảng Bình ẩn tích thời gian, Nghệ nhân dân gian Quảng Bình, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Bình thời đất lửa…, ông Văn Tăng còn có nhiều công trình nghiên cứu VHVNDG có giá trị như: Nếp đất hương quê; Sản phẩm ngũ cốc và nghề mắm truyền thống Quảng Bình; Trò chơi dân gian trẻ thơ Quảng Bình; Giếng nước, hồ nước, đầm phá trong đời sống và trong tâm thức dân gian người dân Quảng Bình; Nét đặc sắc trong văn hóa ẩm thực của cư dân Quảng Bình; Thức uống ở Quảng Bình… Ông còn viết các thể loại khác như bút ký, viết nhạc, làm thơ… và ở lĩnh vực nào, ông cũng gặt hái được những thành công nhất định.

Là người con của quê hương Minh Hóa, nhà nghiên cứu Đinh Thanh Dự (SN 1938) đã cho ra đời nhiều công trình nghiên cứu như: Bảo tồn, phát huy vốn VHDG người Nguồn Minh Hóa; VHDG Bru-Vân Kiều, Chứt ở Quảng Bình và nhiều công trình viết chung với các tác giả khác như: Truyện cổ người Nguồn, VHDG Quảng Bình (tập 1), Thơ ca dân gian Nguồn…

Nhiều công trình nghiên cứu khác như: Nét đặc sắc trong phương ngôn, châm ngôn, Truyện dân gian người Nguồn Minh Hóa (Đinh Tiến Hùng), Văn học ngôn ngữ Quảng Bình, Vấn đề song ngữ dân tộc thiểu số Quảng Bình (Trần Hùng), Dân ca hò khoan Lệ Thủy, Nghiên cứu giá trị lễ hội bơi và đua thuyền Lệ Thủy… (Dương Viết Liên), Địa chí làng Trường Dục, Sông Long Đại-Núi Thần Đinh (Trần Văn Chường), VNDG vùng sông Dinh (Hữu Phương), Lịch sử các làng văn hóa (Nguyễn Viết Mạch)… đã đi sâu, làm rõ những giá trị VHVNDG độc đáo của các làng quê, là nguồn tư liệu quý cho các địa phương và những người làm công tác văn hóa trên địa bàn tỉnh.

Gương mặt nữ hiếm hoi trong công tác sưu tầm, biên soạn các công trình nghiên cứu VHVNDG là nhà nghiên cứu VHVNDG Đặng Thị Kim Liên. Đến nay, bà đã cho ra đời 17 công trình nghiên cứu, biên soạn về VHVNDG Quảng Bình và rất nhiều bài viết được đăng tải ở các báo, tạp chí trong và ngoài tỉnh.

Đặc biệt, năm 2019, cuốn sách “Chợ phiên Ba Đồn” do bà nghiên cứu, biên soạn được Hội VNDG Việt Nam trao giải B. Mới nhất, năm 2020, Đặng Thị Kim Liên đã trình làng cuốn “Vạn chài sông Gianh” và đang triển khai sưu tầm, nghiên cứu nhiều đề tài khác liên quan đến VHVNDG.

Quảng Bình là vùng văn hóa đa sắc thái, hội tụ, tiếp nhận và lan tỏa các giá trị văn hóa hai miền Nam-Bắc. Việc sưu tầm, nghiên cứu, biên soạn để lưu giữ những giá trị di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trong dân gian của các hội viên phân hội VHVNDG đã góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn, giữ gìn, phát huy những giá trị của văn hóa truyền thống trong đời sống hiện đại.

Với số lượng hội viên không nhiều, đa số tuổi cao, sức yếu, song các nhà nghiên cứu vẫn miệt mài với sự nghiệp VHVNDG, tích cực đi cơ sở để khám phá, tìm hiểu nhằm bồi đắp, tích hợp thêm nhiều tri thức dân gian, để rồi cho ra mắt những tác phẩm công phu, đậm chất dân gian của một vùng đất giàu bản sắc văn hóa.

- Advertisement -

Nh.V

Nguồn tin:Báo Quảng Bình
Link bài gốc: https://baoquangbinh.vn/van-hoa/202012/miet-mai-theo-dong-chay-thoi-gian-2183680/
- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,401Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm