6.6 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Báo cáo về việc thực hiện Kết luận của Chủ tọa tại phiên họp chất vấn, trả lời chất vấn và kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 4, Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa XVII của Sở Tài nguyên và Môi trường 

- Advertisement -
Thực hiện Thông báo số 133/HĐND-VP ngày 23/12/2016 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Quảng Bình thông báo kết luận của Chủ tọa tại phiên họp chất vấn, trả lời chất vấn và kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 4, Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa XVII và Công văn số 2301/UBND-KTTH ngày 30/12/2016 của UBND tỉnh về việc thực hiện kết luận của Chủ tọa tại phiên họp chất vấn, trả lời chất vấn và kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 4, Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa XVII, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo cụ thể kết quả thực hiện như sau:
1. Về tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát chất lượng nguồn nước phục vụ dân sinh tại các hồ, đập thủy lợi; tham mưu UBND tỉnh quy hoạch, cắm mốc hành lang bảo vệ hồ, đập thủy lợi, phân định cụ thể trách nhiệm của các đơn vị, địa phương trong khai thác, sử dụng, quản lý về bảo vệ môi trường lòng hồ và các khu vực lân cận.

Để thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 42/2015/QĐ-UBND ngày 08/12/2015 quy định quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh, trong đó đã quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của các sở, ban ngành, UBND cấp huyện và UBND cấp xã trong quản lý, bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh nói chung và các hồ, đập chứa nước nói riêng.

Thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà nước và theo chỉ đạo của UBND tỉnh, hiện nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đang tập trung đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch, cắm mốc bảo vệ hành lang và khu vực bảo hộ vệ sinh nguồn nước tại Hồ chứa nước Phú Vinh – thành phố Đồng Hới. Để có cơ sở tham mưu, đề xuất UBND tỉnh về việc lập quy hoạch, cắm mốc hành lang bảo vệ nguồn nước các hồ, đập, ngày 05/01/2017, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản số 11/STNMT-TNN gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thành phố, thị xã để phối hợp rà soát, thống kê, lập danh mục các hồ, đập thủy lợi trên địa bàn theo mục đích sử dụng, chất lượng nguồn nước, thực trạng quản lý môi trường quanh hồ, đập. Kết quả thống kê cho thấy, trên địa tỉnh có 121 hồ, 92 đập; trong đó có 12 hồ và 11 đập cấp nước cho sản xuất nông nghiệp kết hợp cấp nước sinh hoạt.

Chất lượng nguồn nước của các hồ, đập nói trên hiện nay vẫn đang nằm trong giới hạn tiêu chuẩn cho phép; các hồ, đập đều có khả năng tự làm sạch, trong lưu vực có hệ thống cây xanh (rừng trồng sản xuất, rừng phòng hộ đầu nguồn) bao quanh bảo vệ, chưa có hồ, đập có nguy cơ bị ô nhiễm. Tuy nhiên, về lâu dài, việc quản lý chất lượng, nguồn nước các hồ, đập và hệ thống sông, suối là yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý Nhà nước đòi hỏi phải thực hiện cắm mốc hành lang bảo vệ các hồ, đập, khu vực bảo hộ vệ sinh các nguồn nước theo quy định của Luật Tài nguyên nước và Nghị định số 43/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước.

Trước mắt, qua tổng hợp, Sở đang tiến hành lập đề cương nhiệm vụ để xin chủ trương của UBND tỉnh lập quy hoạch đối với 04 hồ chứa nước lớn đã được cấp phép khai thác nước sinh hoạt gồm: hồ Bàu Tró (3,6 triệu m3) tại phường Hải Thành, thành phố Đồng Hới; hồ Vực Nồi (13,6 triệu m3) tại xã Vạn Trạch, huyện Bố Trạch; hồ Bàu Sen (1,25 triệu m3) tại xã Quảng Phương, thị xã Ba Đồn và hồ Sông Thai (6,25 triệu m3) tại xã Quảng Kim, huyện Quảng Trạch.

Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát chặt chẽ các hoạt động có nguy cơ gây ô nhiễm tại các hồ, đập; kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

2. Về tăng cường công tác quản lý việc khai thác cát, sạn trên địa bàn tỉnh.

Thời gian qua, nhằm tăng cường công tác quản lý việc khai thác cát, sạn trên địa bàn tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với UBND các huyện, thành phố, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đồng thời tổ chức nhiều đợt kiểm tra nhằm xử lý hoạt động khai thác khoáng sản nói chung và cát, sỏi lòng sông nói riêng trên địa bàn tỉnh. Từ đầu năm đến nay, qua thanh tra, kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường đã lập biên bản vi phạm hành chính đối với 02 tổ chức và 01 cá nhân do vi phạm khai thác khoáng sản trái phép, với số tiền xử phạt 44 triệu đồng.

Sở Tài nguyên và Môi trường đã ban hành nhiều văn bản gửi UBND cấp huyện yêu cầu tăng cường kiểm tra xử lý tình trạng khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát sỏi lòng sông trái phép, cụ thể: Công văn số 2083/STNMT- KS ngày 29/11/2016 gửi UBND huyện Quảng Trạch về việc tăng cường kiểm tra xử lý tình trạng khai thác vận chuyển, tiêu thụ cát sỏi lòng sông trái phép; Công văn số 97/STNMT-KS ngày 18/11/2017 tiếp tục tăng cường các biện pháp bảo vệ khoáng sản chưa khai thác trên địa bàn trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán Đinh Dậu năm 2017. Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp tục phối hợp với UBND huyện Quảng Trạch, UBND xã Cảnh Hoá tổ chức kiểm tra đột xuất hoạt động khai thác cát sỏi trên sông Gianh. Qua kiểm tra, Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Công văn số 165 2/STNMT-TTr ngày 22/9/2016 đề nghị UBND huyện Quảng Trạch, UBND xã Cảnh Hóa có giải pháp chấn chỉnh việc khai thác cát, sỏi lòng sông; đồng thời có Công văn số 126/STNMT-TTr ngày 20/01/2017 để báo cáo và đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo, chấn chỉnh hoạt động khai thác cát, sỏi trên sông Gianh.

- Advertisement -

Ngày 06/02/2017 UBND tỉnh đã có Công văn số 281/VPUBND-TNMT chỉ đạo UBND huyện Quảng Trạch kiểm tra, xử lý nghiêm theo đúng quy định pháp luật đối với các trường hợp vi phạm về lập bến bãi tập kết cát, sỏi trái phép trên địa bàn quản lý. Công an tỉnh, Sở Giao thông Vận tải tăng cường kiểm tra, giám sát để kịp thời phát hiện, xử lý đối với các tàu, thuyền hoạt động khai thác khoáng sản trái phép trên sông Gianh, không có đăng ký, đăng kiểm với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Giao Sở Tài nguyên và Môi trường thường xuyên theo dõi, nắm bắt tình hình, báo cáo UBND tỉnh.

Đến nay, tình hình khai thác khoáng sản trái phép, nhất là cát sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh cơ bản đã được chấn chỉnh, tình hình dần đi vào ổn định.

Tuy nhiên, để chấn chỉnh và chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép nói chung và cát sỏi lòng sông nói riêng, Sở Tài nguyên và Môi trường kính đề nghị UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện một số biện pháp cụ thể như sau:

– UBND các huyện, thị xã, thành phố thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra giám sát, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác, tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác khoáng sản làm các thủ tục để được cấp phép khai thác tại các điểm mỏ hiện nay đã được quy hoạch theo đúng quy định của pháp luật;

– Công an tỉnh, Sở Giao thông – Vận tải, Sở Công thương tăng cường công tác kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi khai thác, vận chuyển khoáng sản, không đúng quy định.

3. Về phối hợp với các địa phương tổ chức thanh tra, kiểm tra, đánh giá tổng thể thực trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh, đồng thời có giải pháp khả thi nhằm kiểm soát, khắc phục, xử lý dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trường, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

Nhằm kiểm tra, đánh giá tổng thể thực trạng ô nhiễm môi trường trên địa bàn tỉnh, hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức thực hiện chương trình quan trắc môi trường chung toàn tỉnh đối với các thành phần môi trường như: môi trường không khí và tiếng ồn, chất lượng nước mặt, chất lượng nước dưới đất, chất lượng nước biển ven bờ và chất lượng môi trường đất, với tần suất quan trắc 03 tháng/lần để đánh giá diễn biến môi trường qua các năm. Bên cạnh đó, hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã yêu cầu Ban quản lý Khu Kinh tế và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thực hiện quan trắc môi trường tại cơ sở với tần suất 02 lần/năm nhằm kiểm soát các nguồn thải phát sinh được xử lý đảm bảo đạt quy chuẩn, tiêu chuẩn trước khi thải ra môi trường.

Đánh giá tổng thể kết quả quan trắc chất lượng các thành phần môi trường năm 2016 cho thấy: Kết quả về tổng thể môi trường tỉnh Quảng Bình các chỉ tiêu quan trắc đều nằm trong giới hạn cho phép, chưa có dấu hiệu ô nhiễm trên diện rộng và mang tính chất thường xuyên. Hiện tượng ô nhiễm cục bộ, mang tính tức thời vẫn còn diễn ra tại một số nhà máy, cơ sở sản xuất do công trình xử lý môi trường gặp sự cố, như: Nhà máy xi măng, một số cơ sở khai thác chế biến đá, chế biến mủ cao su, tinh bột sắn, chế biến bột cá… Qua kiểm tra, Sở đã kịp thời chấn chỉnh và hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường; các cơ sở vi phạm đã bị xử lý vi phạm hành chính. Từ đầu năm đến nay, Sở Tài nguyên và Môi trường đã xử phạt vi phạm hành chính đối với 05 đơn vị với số tiền 103 triệu đồng (trong đó đình chỉ hoạt động 02 đơn vị là Cơ sở chế biến mủ cao su Trần Văn Linh ở Thị Trấn Nông trường Việt Trung và Nhà máy gạch Tuynen Hưng Bình ở xã Nam Trạch, huyện Bố Trạch và tạm đình chỉ hoạt động đối với Nhà máy xi măng Áng Sơn thộc Công ty xi măng Vicem Hải Vân). Đến nay, các cơ sở cơ bản đã giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường của đơn vị mình.

- Advertisement -

Đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 1788/QĐ-TTg ngày 01/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020” đã đạt được những kết quả nhất định, đặc biệt có chuyển biến ở các cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ. Tính đến nay, trong 22 cơ sơ thuộc danh mục cơ sở gây ô nhiểm môi trường nghiêm trọng trong 02 Quyết định nêu trên, đã xác nhận hoàn thành, đóng cửa, di dời và thực hiện xong xử lý môi trường 08 cơ sở; 09 cơ sở đã dược đầu tư kinh phí khắc phục, tuy nhiên chưa đồng bộ gồm: 04 bãi rác (huyện Lệ Thủy, Quảng Ninh, Quảng Trạch và Phong Nha) và 05 bệnh viện (Bệnh viện Đa khoa huyện Lệ thủy, Quảng Ninh, Đồng Hới, Bố Trạch và Bắc Quảng Bình) hiện đang từng bước triển khai hoàn thiện; Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng đã hỗ trợ kinh phí để cải tạo, nâng cấp bãi rác Minh Hóa, hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang hoàn thiện hồ sơ trình UBND tỉnh phê duyệt để triển khai thực hiện. Ngoài ra, Bệnh viên đa khoa các huyện Minh Hóa, Bắc Quảng Bình, Lệ Thủy, Đồng Hới hiện đang được Sở Y tế đầu tư lò hấp chất thải rắn y tế.

Đối với công tác cải tạo mặt bằng, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản, thời gian trước đây, còn một số bất cập, các doanh nghiệp được cấp phép khoáng sản chưa thực hiện nghiêm túc việc cải tạo mặt bằng, phục hồi môi trường; việc kiểm tra, giám sát của các cấp, chính quyền địa phương chưa thực sự chặt chẽ, dẫn đến một số khu vực sau khai thác chưa được cải tạo, phục hồi môi trường kịp thời như cử tri phản ánh. Để chấn chỉnh tình trạng trên, thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã tích cực phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các ngành liên quan và UBND cấp xã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn. Đến nay, một số điểm khai thác cát, đất san lấp trên địa bàn như xã Đại Trạch, xã Lý Trạch, xã Sơn Thủy, xã Quảng Xuân đã hoàn thành việc san gạt mặt bằng, trồng cây xanh, phục hồi môi trường sau khai thác đúng yêu cầu, một số đơn vị đang trong thời hạn thực hiện san gạt mặt bằng, phục hồi môi trường, Sở đang theo dõi để các đơn vị thực hiện theo quy định.

Trong thời gian tới, đề nghị UBND các huyện tăng cường công tác kiểm tra giám sát, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa khai thác theo đúng chức trách, nhiệm vụ đã quy định tại Luật Khoáng sản và chỉ đạo của UBND tỉnh tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác khoáng sản làm các thủ tục để được cấp phép khai thác tại các điểm mỏ đã được quy hoạch; tích cực phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc cung cấp thông tin, kiểm tra, xử lý. Công an tỉnh tăng cường phối hợp công tác kiểm tra để kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

Thực hiện chức năng quản lý Nhà nước, hàng năm, Sở Tài nguyên và Môi trường đều xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh. Theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2017 đã được phê duyệt, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên nước trong hoạt động khai thác khoáng sản (khai thác đá, khai thác cát, sỏi lòng sông) và các cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường khác để chấn chỉnh và xử lý nghiêm các sai phạm theo quy định. Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tiếp tục phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố, các ngành liên quan và UBND cấp xã tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật đối với hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Trên đây là kết quả thực hiện Kết luận của Chủ tọa tại phiên họp chất vấn, trả lời chất vấn và kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 4, Hội đồng Nhân dân tỉnh khóa XVII, Sở Tài nguyên và Môi trường kính báo cáo để Hội đồng Nhân dân tỉnh, UBND tỉnh được biết và tiếp tục chỉ đạo thực hiện.

Nguồn: Báo cáo số 29/BC-STNMT ngày 27/3/2017


Tra cứu mã số thuế,
678.vn,
sntv.vn,
hocde.vn,
Projectrunway.com.vn,
Nox,
Amelinda Hieu,
nhipdapnhadat.com.vn,
Kí tự đặc biệt ff,
kitudacbiet

Chứng nhận ISO 9001,
Chứng nhận ISO 22000,
Chứng nhận ISO 14001,
ISO quốc tế,
Chứng nhận hợp quy,
Chứng nhận ISO,
Chứng nhận ISO 27001,
Chứng chỉ an toàn,
Chứng chỉ năng lực xây dựng,
Làm lý lịch tư pháp

Nguồn tin: Cổng TTĐT tỉnh Quảng Bình
Link bài gốc: https://www.quangbinh.gov.vn/3cms/bao-cao-ve-viec-thuc-hien-ket-luan-cua-chu-toa-tai-phien-hop-chat-van-tra-loi-chat-van-va-kien.htm
- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,400Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm