6.6 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Cần chú trọng tính thiết thực, hiệu quả, sát đời sống bộ đội

- Advertisement -

Những năm qua, công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) trong toàn quân đạt được nhiều kết quả quan trọng, có nhiều mô hình hay, cách làm tốt, góp phần duy trì nghiêm kỷ luật quân đội, lễ tiết tác phong quân nhân.
 
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, mô hình tuyên truyền, PBGDPL được xây dựng và hoạt động ở một số ít cơ quan, đơn vị chưa thật sự đồng đều, toàn diện, chủ yếu tập trung ở các đơn vị chủ lực, đủ quân. Làm sao để khắc phục tình trạng này?
 
Khảo sát công tác tuyên truyền, PBGDPL ở nhiều cơ quan, đơn vị trong toàn quân, chúng tôi nhận thấy không ít mô hình hay, cách làm sáng tạo đã được triển khai, nhân rộng, phát huy hiệu quả rõ rệt. Đó là các mô hình: “Tổ tư vấn tâm lý-Tư vấn pháp luật”, “Tổ phụ nữ tư vấn hạnh phúc gia đình”, “Mỗi ngày một câu hỏi, một điều luật bổ ích” của Sư đoàn 302 (Quân khu 7); tọa đàm về công tác giáo dục pháp luật, kỷ luật với chủ đề: “Vững vàng tư tưởng, chấp hành nghiêm kỷ luật, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ”, “Tuổi trẻ sư đoàn xung kích đi đầu đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch chống phá quân đội” ở Sư đoàn 968 (Quân khu 4); “Thư gửi gia đình quân nhân trước khi bộ đội nghỉ phép (tranh thủ)” của Sư đoàn 330 (Quân khu 9). Những mô hình, cách làm nêu trên giúp các đơn vị luôn bảo đảm an toàn, tỷ lệ vi phạm kỷ luật thông thường giảm sâu, không có vi phạm kỷ luật phải xử lý. 

Cần chú trọng tính thiết thực, hiệu quả, sát đời sống bộ độiCán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 254, Bộ CHQS tỉnh Lào Cao cùng nhau trao đổi kiến thức pháp luật. (Ảnh chụp năm 2018).

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực trong công tác tuyên truyền PBGDPL vẫn còn không ít tồn tại, hạn chế có tính cố hữu, cần rút kinh nghiệm. Ví như việc xây dựng và hoạt động của các mô hình tuyên truyền, PBGDPL ở một số ít đơn vị còn mang tính phong trào, hình thức, hiệu quả chưa cao; nội dung, hình thức tuyên truyền còn chậm đổi mới, khô cứng. Trao đổi với chúng tôi, nhiều lãnh đạo, chỉ huy ở đơn vị cơ sở cho rằng, nguyên nhân của tình trạng này là do nhận thức của một số cấp ủy, chỉ huy, cũng như trách nhiệm trong công tác chỉ đạo tuyên truyền PBGDPL còn hạn chế; thiếu sâu sát trong kiểm tra, bám nắm đơn vị. Việc tự giác tìm hiểu, học tập kiến thức pháp luật và ý thức trách nhiệm trong chấp hành pháp luật, kỷ luật quân đội của một số cán bộ, chiến sĩ, trong đó có cả cán bộ chủ trì còn yếu; vốn sống, hiểu biết pháp luật, hiểu biết xã hội còn mức độ, dễ bị lôi kéo, lợi dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật, chưa biết chọn lọc thông tin trong điều kiện có nhiều thông tin sai lệch, nhiễu loạn.
 
Cùng với đó, đội ngũ làm công tác tuyên truyền, PBGDPL, nhất là đội ngũ báo cáo viên pháp luật hoạt động kiêm nhiệm, thời gian dành cho công tác tuyên truyền, PBGDPL chưa nhiều, kỹ năng tuyên truyền pháp luật không đồng đều. Ngoài ra, một yếu tố nữa chi phối không nhỏ đến công tác tuyên truyền, PBGDPL, đó là đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ, địa bàn đóng quân, kinh phí hoạt động, cơ sở vật chất cho công tác tuyên truyền, PBGDPL nói chung và xây dựng, nhân rộng mô hình tuyên truyền, PBGDPL nói riêng còn thiếu thốn, nhất là các đơn vị đóng quân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiếu số…
 
Để khắc phục những tồn tại trên, theo Trung tá Nguyễn Huy Long, Chủ nhiệm Chính trị Sư đoàn 324 (Quân khu 4) nêu kinh nghiệm: Muốn nâng cao chất lượng tuyên truyền, PBGDPL, người lãnh đạo, chỉ huy đơn vị phải thực sự tâm huyết, trách nhiệm, chủ động phát hiện điển hình để bồi dưỡng thành mô hình, đồng thời nghiên cứu các mô hình đã có để vận dụng xây dựng mô hình phù hợp với từng đối tượng. Cũng theo Trung tá Nguyễn Huy Long, việc thường xuyên đổi mới, nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền, PBGDPL phải có bề rộng và chiều sâu. Trong đó, cần chú trọng phát huy vai trò của tổ chức đoàn thanh niên trong triển khai, duy trì các hoạt động công tác tuyên truyền, PBGDPL, bảo đảm các hoạt động, mô hình phải thiết thực, hiệu quả, phù hợp với đặc điểm tình hình đơn vị, sát trình độ nhận thức, tâm lý vùng miền, nhu cầu và nguyện vọng chính đáng của bộ đội. 

Cần chú trọng tính thiết thực, hiệu quả, sát đời sống bộ độiGiới thiệu tủ sách pháp luật với cán bộ, chiến sĩ Trung đoàn 335, Sư đoàn 324 (Quân khu 4). Ảnh: HỮU TÂN

Cùng quan điểm này, Thượng tá Nguyễn Văn Lượng, Phó chính ủy Lữ đoàn 134 (Binh chủng Thông tin liên lạc) cho rằng, công tác tuyên truyền, PBGDPL cần có sự liên hệ thường xuyên, phối hợp chặt chẽ giữa cấp ủy, chỉ huy đơn vị với cấp ủy, chính quyền địa phương và gia đình quân nhân. Đặc biệt, cần khắc phục dứt điểm biểu hiện hình thức, chạy theo thành tích để tạo nên những mô hình PBGDPL thực chất và bền vững.
 
Thiết nghĩ, ngoài những kinh nghiệm nêu trên, cấp ủy, chỉ huy đơn vị cần gắn mô hình PBGDPL với môi trường rèn luyện kỷ luật tốt, nền nếp chính quy, để xây dựng nên hình ảnh những quân nhân có văn hóa, đạo đức tốt, lối sống trong sạch, lành mạnh… góp phần hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng vi phạm kỷ luật.
 
Theo Báo Quân đội nhân dân

Nguồn tin:Báo Quảng Bình
Link bài gốc: https://baoquangbinh.vn/quoc-phong-an-ninh/202106/cong-tac-tuyen-truyen-pho-bien-giao-duc-phap-luat-o-don-vi-co-so-can-chu-trong-tinh-thiet-thuc-hieu-qua-sat-doi-song-bo-doi-2190446/
- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,400Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm