6.1 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Phiến đá hình rùa trên đỉnh núi và huyền tích đầu rùa chỉ hướng sinh người tài

- Advertisement -

Phiến đá mang hình dáng của con rùa lớn trên một đỉnh núi tại tỉnh Quảng Bình gắn với những huyền tích về việc sinh ra người tài. Người dân địa phương vẫn luôn thể hiện sự tôn kính và xem phiến đá hình rùa này như một linh vật tín ngưỡng giúp mưa thuận gió hòa, mùa màng không bị thất bát.

Không biết từ bao giờ người dân đã gọi phiến đá nguyên khối có hình giống một con rùa lớn trên đỉnh Chóp Cờ của núi Hòn Đền nằm ở mạn Tây 2 ngôi làng cổ là Tô Xá và Hướng Phương thuộc xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) là “cụ Rùa”.

Phiến đá hình rùa trên đỉnh núi và huyền tích đầu rùa chỉ hướng sinh người tài

Phiến đá nguyên khối có hình giống một con rùa lớn trên đỉnh Chóp Cờ của núi Hòn Đền nằm ở mạn Tây 2 ngôi làng cổ là Tô Xá và Hướng Phương thuộc xã Quảng Phương, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình).

Tới khu vực đỉnh Chóp Cờ, du khách có thể dễ dàng nhìn thấy tảng đá mang hình rùa nổi lên trên mặt đất với phần đầu nhô lên cao, mai rùa phủ phục trên mặt đất. Không ai biết hòn đá mang hình dạng một con rùa xuất hiện từ bao giờ. Nhưng từ bao đời nay, người dân địa phương vẫn luôn thể hiện sự tôn kính và kể lại cho con cháu những huyền tích gắn với “cụ Rùa” này. Họ coi phiến đá hình rùa này như một linh vật tín ngưỡng giúp người dân được mưa thuận gió hòa, mùa màng không bị thất bát.

Qua lời kể của ông Trần Văn Nhân (63 tuổi) trú tại thôn Hướng Phương, xã Quảng Phương được biết, khu vực núi Hòn Đền trước kia vốn rất rậm rạp và nhiều thú dữ. Hằng đêm, người ta thường nghe những tiếng tru tréo của thú dữ, có những lần chúng kéo về làng quấy phá. Nhiều người nghĩ rằng trên cánh rừng có nhiều cọp lớn (hổ) sinh sống nên ít lui tới.

Phiến đá hình rùa trên đỉnh núi và huyền tích đầu rùa chỉ hướng sinh người tài

Khối đá hình rùa này dài chừng 3m, bề ngang khoảng 2m, cao tầm 1,5m.

Một số người liều lĩnh lên rừng đốn củi thì nhìn thấy phiến đá hình rùa nằm ngay đỉnh Chóp Cờ giữa núi rừng trùng điệp. Rùa đá trước kia bị che lấp bởi cây cối rậm rạp, sau này người dân lên phát hoang trồng cây thì không gian hiện ra thoáng đảng, tứ bề đều thấy.

- Advertisement -

Qua quan sát, ước chừng khối đá hình rùa này dài chừng 3m, bề ngang khoảng 2m, cao tầm 1,5m. Người dân nơi đây thường truyền tai nhau phiến đá này là hóa thạch với dấu tích xưa cũ.

Trước đây, nhiều nhà nghiên cứu văn hóa hay tin từng tìm lên núi Hòn Đền để tận mắt chứng kiến rùa đá, chụp ảnh, ghi lại tư liệu nghiên cứu về nguồn gốc của phiến đá kỳ lạ này nhưng không một ai có thể lý giải được. Đến nay đó vẫn như một điều thú vị của thiên nhiên vốn đầy bí ẩn.

Phiến đá hình rùa trên đỉnh núi và huyền tích đầu rùa chỉ hướng sinh người tài

Tảng đá hình rùa gắn với nhiều huyền tích của địa phương này.

Gắn với sự kỳ bí của phiến đá hình rùa này, người dân bản địa cũng từng đồn đại về câu chuyện phong thủy, tâm linh liên quan đến việc: “Đầu rùa đá chỉ về hướng ngôi làng nào thì ắt làng đó sẽ có người đỗ đạt, làm quan to…”.

Ban đầu, dân gian đồn rằng đầu rùa chỉ về hướng Bắc, nhằm vào khu vực Trung Thuần (nay thuộc 2 xã Quảng Lưu và Quảng Thạch), sau đó xuất hiện vị quan lớn dưới thời nhà Nguyễn là Nguyễn Hàm Ninh (1808 – 1867) học giỏi nức tiếng thời bấy giờ. Ông đỗ thủ khoa kỳ thi Hương lúc mới 23 tuổi, được Vua Minh Mạng bổ nhiệm giữ chức Tôn nhân phủ Chủ sự; sau làm Lang trung Bộ Lễ, rồi Án sát tỉnh Khánh Hòa và là một danh sĩ trong lịch sử Văn học Việt Nam dưới thời nhà Nguyễn.

Phiến đá hình rùa trên đỉnh núi và huyền tích đầu rùa chỉ hướng sinh người tài

Mộ của danh nhân văn hóa Nguyễn Hàm Ninh.

- Advertisement -

Sau này, có lời đồn đầu rùa tự dịch hướng chuyển về phía Đông, chỉ về làng Tô Xá, Pháp Kệ của xã Quảng Phương, ngôi làng này sau đó cũng có nhiều người đỗ đạt, giữ chức vụ cao cấp của tỉnh Quảng Bình. Rùa cũng từng đồn chuyển hướng Đông – Nam về làng Hướng Phương, nơi có một số lãnh đạo trong bộ máy chính quyền huyện Quảng Trạch…

Cùng với đó, còn nhiều giai thoại khác về sự kỳ bí của “cụ Rùa” và khu vực núi Hòn Đền vẫn được người dân nơi đây lưu truyền.

Hùng Trần

Theo  Gia đình & Xã hội

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,400Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm