5.3 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Chuyển giao, tiếp nhận các công trình thủy lợi – Bài 2: Nhiều bất cập sau khi tiếp nhận quản lý, vận hành

- Advertisement -

(Kinh tế) – Với 31 hồ đập bàn giao đợt 1 theo Quyết định số 2583/QĐ-UBND của UBND tỉnh, hiện Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi (Công ty Khai thác CTTL) Quảng Bình đã tiếp nhận được 15 công trình. Tuy nhiên, nhiều hồ đập, kênh mương thủy lợi đã hư hỏng nặng gây mất an toàn, tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ công trình tại các địa phương xảy ra khá nhiều, gây khó khăn cho đơn vị tiếp nhận trong công tác quản lý, vận hành.
 
Nhiều công trình hư hỏng nặng
 
Ông Trần Hồng Quảng, Giám đốc Công ty Khai thác CTTL Quảng Bình cho biết: Khi tiếp nhận 15 CTTL do các địa phương bàn giao, công ty đã kiểm tra, đánh giá hiện trạng an toàn các công trình nhằm báo cáo UBND tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) để có phương án sửa chữa, nâng cấp, bảo đảm an toàn cho công trình và vùng hạ du đập, phục vụ tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp và cấp nước sinh hoạt cho người dân. Qua kiểm tra các công trình tiếp nhận, có nhiều hồ, đập bị hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, có nguy cơ gây mất an toàn trong mùa mưa lũ và giảm công năng phục vụ sản xuất.
 
Cụ thể, hồ Ba Nương, xã Xuân Hóa (Minh Hóa) được xây dựng từ năm 1960, phục vụ tưới tiêu cho hơn 210ha lúa của xã Xuân Hóa, thị trấn Quy Đạt. Năm 2008, hồ được nâng cấp, sửa chữa, nhưng qua thời gian dài, nhiều hạng mục đã xuống cấp, gây thất thoát nguồn nước làm thiếu nước cục bộ cho vụ lúa hè-thu của bà con nông dân. 

Chuyển giao, tiếp nhận các công trình thủy lợi - Bài 2: Nhiều bất cập sau khi tiếp nhận quản lý, vận hànhHồ Ba Nương (Minh Hóa) bị rò rỉ nước ở chân đập, lượng nước trong hồ sẽ cạn khi đến mùa khô.

Quan sát thực tế tại hồ Ba Nương, chúng tôi nhận thấy, cống lấy nước phía hữu được vận hành đóng mở bằng van chặn nhưng tường vai tràn bị rò rỉ nước rất lớn, nếu không khắc phục, sửa chữa thì việc điều tiết nước sẽ gặp khó khăn. Đặc biệt, do bị rò rỉ, lượng nước trong hồ không giữ được nên vụ hè-thu diện tích lúa của người dân nhiều năm qua không có nước tưới tiêu. Bên cạnh đó, hồ Ba Nương có 2 tuyến kênh chính nhưng có khoảng 1,6km tuyến kênh phía hữu đã bị hư hỏng, xuống cấp, trong đó, có khoảng 200m kênh mương bị sụt lún, nứt vỡ, nước tràn ra ngoài.
 
Hồ Eo Hụ, xã Minh Hóa (Minh Hóa) phục vụ tưới tiêu cho hơn 70ha lúa xã Minh Hóa hiện cũng đang ở tình trạng tương tự. Phía tả đập chính xuất hiện dòng thấm mạnh ở mái hạ lưu gây nguy cơ mất an toàn khi mùa lũ đến. Bên cạnh đó, đoạn kênh chính hơn 100m bị sụt lún, rò rỉ nước cần được sửa chữa để tránh thất thoát nước.
 
Được biết, trong số 15 CTTL Công ty Khai thác CTTL Quảng Bình mới tiếp nhận thì có 5 đập bị thấm; 2 tràn xả lũ một số hồ bị sụt lút và thấm; nhiều cống lấy nước bị hư hỏng và rò rỉ nước. Đặc biệt, nhiều đoạn kênh chính chưa được bê tông hóa, hư hỏng nặng; nhiều đoạn kênh đã được bê tông hóa nhưng bị vỡ, thất thoát nguồn nước.
 
Vi phạm hành lang bảo vệ các công trình
 
Do công tác quản lý, bảo vệ CTTL của các địa phương chưa được chú trọng, không kiểm tra, kiểm soát, xử lý, nên khi Công ty Khai thác CTTL Quảng Bình tiếp nhận, tình trạng vi phạm xảy ra khá phổ biến, có tính chất nghiêm trọng, dẫn đến nguy cơ mất an toàn hồ đập, gây khó khăn cho công ty khi tiếp nhận, quản lý, vận hành.
 
Vi phạm phổ biến nhất là người dân xây nhà ở ngay trong phạm vi lòng hồ, xả chất thải vào lòng hồ, lấn chiếm kênh mương, thậm chí xây tường bao qua kênh gây khó khăn trong việc nạo vét kênh mương thủy lợi…
 
Các hành vi vi phạm hành lang bảo vệ CTTL không chỉ ảnh hưởng đến nguồn nước mà còn gây nguy hiểm đến tính mạng, tài sản của chính các hộ dân này khi có sự cố xảy ra. Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm hành lang an toàn khiến việc duy tu, sửa chữa và ứng cứu đập khi xảy ra tình huống khẩn cấp gặp khó khăn.
 
Đơn cử như hồ Khe Ngang, xã Phúc Trạch (Bố Trạch), hạ lưu chân đập có nước thấm và bị ứ đọng do có 2 hộ dân ở sau chân đập làm 2 hồ cá, gây nguy hiểm và khó khăn trong công tác kiểm tra thân đập. Đặc biệt, có 1 hộ dân xây nhà nằm giữa 2 đập chính trong phạm vi lòng hồ. 

Chuyển giao, tiếp nhận các công trình thủy lợi - Bài 2: Nhiều bất cập sau khi tiếp nhận quản lý, vận hànhMột hộ dân xây nhà nằm giữa 2 đập chính trong phạm vi lòng hồ Khe Ngang.

Ông Hoàng Văn Hiền, chủ hộ gia đình có nhà làm trên 2 đập chính hồ Khe Ngang cho biết: “Trước đây, chính quyền địa phương cho gia đình tôi ở tạm, sau khi gia đình làm nhà kiên cố thì địa phương đã đình chỉ công trình và hứa sẽ cấp đất khác cho chúng tôi. Tuy nhiên, do địa phương không có đất trống để cấp cho gia đình nên chúng tôi đành ở đây cho đến nay. Mong muốn của gia đình là có đất ở và kinh phí để di dời vì ở đây mùa mưa bão gió lớn, nước đập dâng rất nguy hiểm”.
 
Còn tại hồ Đồng Mười, xã Quảng Đông (Quảng Trạch), nhiều hộ dân xây dựng công trình tạm, rào chắn, tường chắn trên kênh mương chính gây khó khăn cho việc sửa chữa, nạo vét lòng kênh. Đặc biệt, trên đập hồ Đồng Mười, nhiều người đến đổ chất thải xây dựng, rác thải sinh hoạt gây mất mỹ quan cũng như ô nhiễm môi trường xung quanh hồ. Tại hồ Đầu Ngọn, xã Tây Trạch (Bố Trạch), có trang trại chăn nuôi gia súc xả thải trực tiếp vào lòng hồ mà chưa được cấp phép…

Chuyển giao, tiếp nhận các công trình thủy lợi - Bài 2: Nhiều bất cập sau khi tiếp nhận quản lý, vận hànhNhiều người đến đổ chất thải xây dựng, rác thải sinh hoạt gây mất mỹ quan, ô nhiễm môi trường khu vực hồ Đồng Mười (xã Quảng Đông).

Giám đốc Công ty Khai thác CTTL Quảng Bình Trần Hồng Quảng bày tỏ mong muốn các cấp chính quyền tiếp tục quan tâm, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, phối hợp với công ty đẩy mạnh tuyên truyền để người dân hiểu các quy định về bảo vệ CTTL, đồng thời mong muốn các sở, ban, ngành liên quan quan tâm đẩy nhanh việc cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ CTTL để làm căn cứ phục vụ công tác quản lý, bảo vệ.
 
Ngoài ra, đối với các các hồ chứa xuống cấp, nguy cơ mất an toàn, công ty đã lập báo cáo kết quả kiểm tra, đánh giá gửi đến Sở NN-PTNT để tham mưu cho UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí sửa chữa, nâng cấp các hạng mục công trình nhằm phục vụ sản xuất cũng như bảo đảm an toàn công trình và vùng hạ du trong mùa mưa lũ. 
 

“Không chỉ nhiều công trình hư hỏng, vi phạm hành lang bảo vệ các CTTL mà toàn bộ các hồ chứa vừa qua bàn giao cho công ty quản lý chưa có quy trình vận hành; nhiều hồ chưa kê khai đăng ký an toàn đập. Đặc biệt, phần lớn các công trình chưa được kiểm định an toàn đập nên rất khó khăn cho công ty trong quản lý, vận hành và bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ”, ông Trần Hồng Quảng cho biết thêm.

- Advertisement -

 
Thanh Hoa
 
 
>> Chuyển giao, tiếp nhận các công trình thủy lợi-Bài 1: Chậm tiến độ do nhiều vướng mắc
 

Nguồn tin:Báo Quảng Bình
Link bài gốc: https://baoquangbinh.vn/kinh-te/202204/chuyen-giao-tiep-nhan-cac-cong-trinh-thuy-loi-bai-2-nhieu-bat-cap-sau-khi-tiep-nhan-quan-ly-van-hanh-2199114/
- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,403Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm