5.3 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Vi phạm an toàn đê điều, công trình thủy lợi-Bài 1: Báo động tình trạng vi phạm

- Advertisement -

(Pháp luật) – Thời gian qua, tình trạng vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh ngày càng gia tăng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến an toàn công trình, sản xuất nông nghiệp và phòng, chống thiên tai. Trong khi đó, việc xử lý các vi phạm đang gặp nhiều khó khăn, bất cập.
 
Mặc dù đã được các cấp, ngành tuyên truyền, nhắc nhở nhưng tình trạng vi phạm phạm vi bảo vệ đê điều, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh vẫn diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Đáng lo ngại là mùa mưa lũ đã cận kề, tiềm ẩn những nguy cơ khó lường.
 
Nhiều công trình thuỷ lợi bị xâm phạm
 
Thông tin từ Chi cục Thuỷ lợi, toàn tỉnh hiện có 153 hồ chứa nước, 193 đập dâng, 298 trạm bơm, hơn 2.409km kênh mương. Các công trình thủy lợi bảo đảm tưới chủ động cho hơn 46.723ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và phục vụ nhu cầu dân sinh. Tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi diễn ra phổ biến ở hầu hết các huyện, thị, thành phố trong tỉnh. Các vi phạm chủ yếu là: Trồng cây, xây dựng trái phép trên công trình, xả thải xuống lòng hồ, làm bãi tập kết vật liệu…
 
Theo chân cán bộ Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình, chúng tôi có dịp “mục sở thị” tình trạng vi phạm an toàn công trình thuỷ lợi tại hồ chứa nước Rào Ngọn, xã Tây Trạch (Bố Trạch). Nguồn nước ở đây đã bị ô nhiễm vì tình trạng xả thải vào lòng hồ.
 
Ông Nguyễn Viết Sỹ, Trưởng chi nhánh Thuỷ nông Bố Trạch cho biết: “Xung quanh khu vực hồ chứa nước Rào Ngọn có các trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn đang hoạt động nên nguồn nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Có thời điểm, nước thải chăn nuôi được các chủ trang trại xả trực tiếp ra hồ chứa. Thời điểm nắng nóng, nước trong hồ xuống thấp, cùng với tác động của nước thải từ các trang trại, khiến nước trong hồ chuyển sang màu xanh đậm, bốc mùi hôi”. 

Vi phạm an toàn đê điều, công trình thủy lợi-Bài 1: Báo động tình trạng vi phạmKhu vực chứa nước thải của các trang trại nằm sát hồ thủy lợi Rào Ngọn, xã Tây Trạch (Bố Trạch).

Khu vực chứa nước thải chăn nuôi của các trang trại chỉ cách hồ Rào Ngọn vài mét. Tại đây, các trang trại đào thủ công hồ đất vài chục m2 để chứa nước thải chăn nuôi nhưng chưa có biện pháp xử lý nước thải bảo đảm an toàn trước khi thải ra lòng hồ. Nước thải đục ngầu, có cả xác lợn chết, bốc mùi hôi thối. Điều đáng nói là các ao chứa này nằm cách hồ Rào Ngọn vài mét và chỉ cần mưa đến là nước thải chưa qua xử lý có thể tràn ra hồ bất cứ lúc nào.
 
Theo ông Dương Thanh Luyện, Chủ tịch UBND xã Tây Trạch, xung quanh hồ Rào Ngọn có 4 trang trại nuôi lợn đang xả thải vào hồ gây ô nhiễm nguồn nước. Các trang trại này đều được xây dựng từ nhiều năm về trước và chưa có hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn trong khi quy mô lớn, trại ít nhất nuôi 2.000 con lợn/năm, trại nhiều nhất nuôi 6.000 con lợn/năm.
 
Chính quyền địa phương đã phối hợp với Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình lập biên bản vi phạm hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi do các trang trại này đã xây dựng hệ thống xả thải và đã xả thải trong phạm vi hành lang bảo vệ công trình hồ Rào Ngọn khi chưa có giấy phép hoạt động.
 
“UBND xã Tây Trạch thường xuyên tổ chức kiểm tra để kịp thời phát hiện, lập biên bản hành vi vi phạm, báo cáo lên cấp có thẩm quyền xử lý. Địa phương cũng đã kiến nghị nhiều lần lên các cơ quan chức năng vì xã không đủ thẩm quyền để xử phạt”, Chủ tịch UBND xã Tây Trạch Dương Thanh Luyện cho hay.
 
Thông tin từ Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình, tất cả các hồ thuỷ lợi do đơn vị quản lý (34 hồ) đều xảy ra tình trạng vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thuỷ lợi.
 
Ông Nguyễn An Tư, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Khai thác công trình thủy lợi Quảng Bình cho biết, những năm qua, tình trạng lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi diễn ra rất phức tạp. Các hình thức vi phạm chủ yếu như: Trồng cây trong phạm vi lòng hồ, xây nhà kiên cố dưới chân hạ lưu… Quá trình thi công, nâng cấp sửa chữa, bảo đảm an toàn hồ chứa sẽ gặp nhiều khó khăn do các trường hợp vi phạm đều đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
 
Vi phạm có chiều hướng gia tăng
 
Dọc tuyến đê hữu sông Gianh đoạn qua xã Quảng Lộc (TX. Ba Đồn), hàng loạt công trình quán, kè xi măng làm trại chứa phế liệu, lán đựng gỗ, công trình phụ trợ bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản… được xây dựng từ nhiều năm nay, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn hành lang bảo vệ đê điều. Ngoài ra, hàng ngày nhiều xe tải lớn nhỏ ra vào chở gỗ, cát, sỏi, phế liệu đang tàn phá mặt đê. 

Vi phạm an toàn đê điều, công trình thủy lợi-Bài 1: Báo động tình trạng vi phạmDọc tuyến đê hữu sông Gianh đoạn qua xã Quảng Lộc (TX. Ba Đồn), nhiều hộ dân tự ý xây dựng quán tạp hoá, trại đựng phế liệu trên hành lang bảo vệ đê.

Ông Hoàng Văn Phú, Chủ tịch UBND xã Quảng Lộc cho biết: “Trên địa bàn xã hiện có 8 trường hợp vi phạm hành lang bảo vệ đê điều. Nhiều trường hợp xây dựng quán, làm lán đựng gỗ trên mái kè về phía sông từ những năm 1997. Chính quyền xã đã nhiều lần tuyên truyền, nhắc nhở nhưng đến nay các hộ dân vẫn chưa chịu tháo dỡ”.
 
Ông Trần Xuân Tiến, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết, toàn tỉnh có 28 tuyến đê kè với tổng chiều dài trên 280km. Hệ thống đê điều trong toàn tỉnh góp phần ngăn mặn, giữ ngọt, chống lũ sớm, lũ tiểu mãn phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản, kết hợp giao thông, bảo vệ kinh tế dân sinh.
 
Tuy nhiên, tình trạng vi phạm, lấn chiếm phạm vi bảo vệ đê điều ngày càng có chiều hướng gia tăng và có tính chất phức tạp. Nhiều tổ chức, cá nhân đã sử dụng trái phép hành lang phạm vi bảo vệ đê điều (bao gồm phạm vi đê, kè và hành lang bảo vệ), sử dụng vùng bãi sông cho các mục đích riêng, trong khi chưa được các cơ quan quản lý cấp phép, chấp thuận; nguy cơ gây mất an toàn công trình đê điều và ảnh hưởng lớn đến hành lang thoát lũ các tuyến sông có đê.
 

Thông tin từ Chi cục Thuỷ lợi, tính đến nay, tổng số vi phạm phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi đã phát hiện là 301 trường hợp, vi phạm hành lang bảo vệ đê điều là 35 trường hợp. Các vi phạm chủ yếu, như: Xây dựng các công trình trái phép trong phạm vi bảo vệ đê điều và công trình thủy lợi, trồng cây trong lòng hồ, sát chân tuyến kênh và tuyến đê… Ngoài ra, tình trạng đổ rác thải trên mặt, mái đê, mái kè còn phổ biến ở các tuyến đê hữu Nhật Lệ (Quảng Ninh), kè hữu Lý Hòa (Bố Trạch), đê tả sông Gianh (TX. Ba Đồn)…

Lan Chi
 
Bài 2: Nhiều bất cập trong xử lý vi phạm
 

Nguồn tin:Báo Quảng Bình
Link bài gốc: https://baoquangbinh.vn/phap-luat/202205/vi-pham-an-toan-de-dieu-cong-trinh-thuy-loi-bai-1-bao-dong-tinh-trang-vi-pham-2200012/
- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,403Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm