6.6 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Quyết liệt và đồng bộ trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực

- Advertisement -

Theo Quy định số 67-QĐ/TW ngày 02/6/2022, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương.

Quyết liệt và đồng bộ trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cựcBan Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực làm việc với Quân uỷ Trung ương, sáng 3/6/2022. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Quy định số 67-QĐ/TW, ngày 02/6/2022 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
 
Quy định số 67-QĐ/TW quy định về chức năng, phạm vi chỉ đạo, nguyên tắc hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; được áp dụng đối với Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, thành viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh (viết tắt là Cơ quan Thường trực) và cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan.
 
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh do ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy trực thuộc Trung ương thành lập, chịu trách nhiệm trước ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy và Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (viết tắt là Ban Chỉ đạo Trung ương) trong việc chỉ đạo, phối hợp, đôn đốc, kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là ở địa phương).
 
Xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương
 
Theo Quy định, Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chỉ đạo công tác phòng, chống tham nhũng; phòng, chống tiêu cực, trọng tâm là suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp ở địa phương.
 
Trực tiếp chỉ đạo xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
 
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh có nhiệm vụ tham mưu, đề xuất ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xây dựng, ban hành nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch để cụ thể hóa và tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương.
 
Chỉ đạo và tổ chức thực hiện hoặc tham mưu, đề xuất ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện kết luận, chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương, Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương và kết luận, kiến nghị của các cơ quan có thẩm quyền ở Trung ương liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở địa phương.
 
Chỉ đạo, đôn đốc, điều hòa phối hợp, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch của tỉnh ủy, thành ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
 
Chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy thông qua hoạt động theo phạm vi trách nhiệm được giao làm rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tham nhũng, tiêu cực; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức để xảy ra tham nhũng, tiêu cực; những sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật để yêu cầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền thực hiện các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục sai phạm; đồng thời kiến nghị sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan.
 
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
 
Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát cấp ủy, tổ chức đảng và các cơ quan chức năng trong việc kiểm tra, thanh tra, xử lý các vụ việc, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án các vụ án tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương.
 
Chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra, giám sát các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy và cấp ủy viên, đảng viên có thẩm quyền trong xử lý khiếu nại, tố cáo về hành vi tham nhũng, tiêu cực và xử lý thông tin về vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực do các cá nhân, tổ chức phát hiện, cung cấp, kiến nghị.
 
Chỉ đạo tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch của tỉnh ủy, thành ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; định hướng cung cấp thông tin về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Quyết liệt và đồng bộ trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cựcĐại tướng Phan Văn Giang, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Phó Bí thư Quân uỷ Trung ương phát biểu tại buổi làm việc tại Hà Nội, sáng 3/6/2022. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Chỉ đạo xử lý vi phạm quy định về quản lý, cung cấp thông tin, đưa tin về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và những hành vi lợi dụng việc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực để xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, gây mất đoàn kết nội bộ.
 
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh tổ chức sơ kết, tổng kết, định kỳ và đột xuất báo cáo ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, Ban Chỉ đạo Trung ương về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương và kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh…
 
Tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi xử lý những vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp
 
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh có quyền yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy, cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có thẩm quyền của địa phương báo cáo công tác lãnh đạo, chỉ đạo và tình hình, kết quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; về xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực; việc thực hiện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tại cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền lãnh đạo, quản lý.
 
Yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, chỉ đạo cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý các vụ án, vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, tiêu cực; chỉ đạo xem xét lại việc kiểm tra, thanh tra, điều tra, xử lý khi có căn cứ cho rằng việc kết luận, xử lý chưa khách quan, chính xác, nghiêm minh.
 
Yêu cầu các cơ quan kiểm tra, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án của địa phương kết luận, xử lý các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực. Trực tiếp chỉ đạo về chủ trương xử lý đối với một số vụ án, vụ việc cụ thể hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức và người có thẩm quyền xem xét lại việc giải quyết hoặc giải quyết lại nhằm bảo đảm việc xử lý nghiêm minh, đúng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
 
Trong trường hợp cần thiết quyết định thành lập các tổ công tác liên ngành để chỉ đạo thực hiện, phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình xử lý một số vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực phức tạp, dư luận xã hội quan tâm xảy ra ở địa phương.
 
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh có quyền kiến nghị với ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy xem xét, quyết định hoặc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương kiểm tra, xử lý kịp thời theo quy định của Đảng và pháp luật của Nhà nước khi có căn cứ cho rằng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định của Đảng, vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng, tiêu cực hoặc có hành vi cản trở, gây khó khăn đối với hoạt động phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
 
Yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy và các cơ quan chức năng của địa phương trong quá trình kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án, nếu phát hiện vi phạm liên quan đến cán bộ thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, cấp ủy các cấp quản lý thì kịp thời báo cáo cho Ban Chỉ đạo cấp tỉnh, cấp ủy quản lý cán bộ đó để chỉ đạo xử lý theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đồng thời chuyển hồ sơ, tài liệu liên quan đến ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy, ủy ban kiểm tra thuộc cấp ủy quản lý cán bộ đó để kiểm tra, xử lý theo quy định của Đảng.
 
Trường hợp phát hiện vi phạm liên quan đến cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý thì kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương theo quy định, đồng thời báo cáo thường trực tỉnh ủy, thành ủy và Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh. Trong quá trình kiểm tra, thanh tra, thi hành án, nếu phát hiện sai phạm có dấu hiệu tội phạm thì chuyển cơ quan điều tra để xử lý theo thẩm quyền, không chờ đến khi kết thúc mới chuyển…
 
Tổ chức bộ máy Ban Chỉ đạo cấp tỉnh gồm: Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh: Bí thư tỉnh ủy, thành ủy; Các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cấp tỉnh; Các Ủy viên Ban Chỉ đạo cấp tỉnh. Ngoài thành phần, cơ cấu này, trường hợp thật cần thiết phải điều chỉnh về cơ cấu thành viên của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh thì ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy báo cáo, xin ý kiến của Thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương trước khi quyết định. 

Quyết liệt và đồng bộ trong công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cựcĐoàn công tác số 3 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng, tiêu cực làm việc tại Quảng Ninh, ngày 2/6/2022. (Ảnh: Đức Hiếu/TTXVN)

Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh gồm Trưởng ban và các Phó Trưởng ban. Ban Nội chính tỉnh ủy, thành ủy là Cơ quan Thường trực của Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
 
Ban Chỉ đạo cấp tỉnh làm việc theo chương trình hằng năm, họp thường kỳ ba tháng một lần, họp đột xuất khi cần. Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh họp thường kỳ hằng tháng, họp đột xuất khi cần.
 
Trong thời gian Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh không họp, nếu có vấn đề phát sinh thuộc thẩm quyền của Ban Chỉ đạo hoặc Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh cần phải giải quyết khẩn trương, kịp thời, Cơ quan Thường trực có trách nhiệm gửi văn bản xin ý kiến các thành viên Ban Chỉ đạo hoặc Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh và tổng hợp, báo cáo Trưởng ban xem xét, quyết định; đồng thời thông báo kết quả tới các thành viên Ban Chỉ đạo hoặc Thường trực Ban Chỉ đạo cấp tỉnh.
 
Quy định này có hiệu lực từ ngày 2/6/2022./.
 
Theo TTXVN/Vietnam+

Nguồn tin:Báo Quảng Bình
Link bài gốc: https://baoquangbinh.vn/chinh-tri/202206/quyet-liet-va-dong-bo-trong-cong-tac-phong-chong-tham-nhung-tieu-cuc-2200871/
- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,400Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm