6.6 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Sự xuất hiện đầy bất ngờ của chiến đấu cơ thế hệ năm Su-57

- Advertisement -

Qua 9 năm phát triển với 13 nguyên mẫu T-50, PAK FA là một trong những chương trình vũ khí công nghệ cao có thời gian phát triển và hoàn thiện công nghệ ngắn nhất.

Không quân Nga dự kiến sẽ tiếp nhận các đơn vị PAK FA đầu tiên, gồm 12 máy bay, vào năm 2019. Đây sẽ là bước tiến quân sự lớn của Nga, phá vỡ thế độc quyền công nghệ máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Mỹ hiện nay.

Hiện thực ý tưởng về dòng máy bay đối trọng với F-22 Raptor

Ý tưởng về dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK FA được Tổng thống Nga Vladimir Putin lần đầu tiên nói đến năm 2004. Theo yêu cầu của Quân đội Nga, PAK FA là tổng hòa công nghệ của dòng máy bay thực nghiệm công nghệ mới Su-47 và Mig-1.44.

Các nguyên mẫu trên đều được phát triển dưới thời Liên bang Xô Viết, nhưng vì sự tan rã của Liên Xô, quá trình phát triển chúng đều đã bị hủy bỏ. Mặt khác, năm 1997, Mỹ chính thức ra mắt máy bay chiến đấu F-22 Raptor và trở thành quốc gia duy nhất trên thế giới và kể cả ở thời điểm hiện tại sở hữu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5. Điều này đã buộc Nga phải phát triển dòng máy bay chiến đấu thế hệ mới thay thế “gia đình Su-27” để đối trọng với Mỹ và phương Tây.

Sự xuất hiện đầy bất ngờ của chiến đấu cơ thế hệ năm Su-57Từ các nguyên mẫu T-50 đầu tiên tới biến thể mới nhất T-50-11, thiết kế của PAK FA đã có nhiều điểm khác biệt đáng kể.

Nguồn tài chính cho PAK FA được phân bổ từ năm 2005. Qua 2 năm phác thảo ý tưởng và thiết kế, tới năm 2007, Tư lệnh Không quân Nga Alexander Zelin đã ra tuyên bố chính thức về chương trình phát triển máy bay thế hệ thứ 5 mới của Nga với 3 nguyên mẫu T-50 đầu tiên được chế tạo.

Chuyến bay đầu tiên của chương trình PAK FA được thực hiện ngày 29-1-2010 do phi công thử nghiệm Sergey Bordan với nguyên mẫu T-50-1. Chuyến bay kéo dài 45 phút này được hộ tống bởi một máy bay Su-27 của Không quân Nga.

- Advertisement -

Nguyên mẫu bay thử nghiệm T-50-2 cất cánh vào tháng 3-2011 và lần đầu tiên thực hiện chuyến bay vượt tường âm thanh không lâu sau đó. Trong quá trình bay thử nghiệm, các thông tin thu được trên nguyên mẫu T-50-1 và T-50-2 đã giúp hoàn thiện thiết kế của PAK FA.

Một sự cố đáng tiếc là tại Triển lãm Hàng không quốc tế MAKS-2011, động cơ của nguyên mẫu T-50-2 đã gặp trục trặc do lỗi hệ thống nén khí. Vấn đề này trên T-50-2 được khắc phục sau đó và nguyên mẫu tiếp tục bay thử nghiệm.

Sự xuất hiện đầy bất ngờ của chiến đấu cơ thế hệ năm Su-57Những vấn đề kỹ thuật phát sinh trong quá trình thử nghiệm là điều cần thiết để hoàn thiện công nghệ. Chương trình phát triển PAK FA cũng không phải là ngoại lệ.

Các nguyên mẫu T-50-3 và 4 được xuất xưởng trong năm 2012 được sử dụng để thử nghiệm hệ thống ra-đa hàng không mảng định pha chủ động (AESA) N036 Belka mới dự kiến trang bị trên PAK FA.

Trong quá trình bay thử nghiệm các nguyên mẫu T-50 trên đã thể hiện khả năng thao diễn tuyệt vời trên không và xác định cấu hình ra-đa chuẩn trang bị trên dòng máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 của Nga.

Máy bay tập hợp nhiều công nghệ và ý tưởng mới

Những yêu cầu về khả năng thao diễn trên không, bay hành trình siêu âm không cần đốt tăng lực,… của PAK FA là thách thức kỹ thuật đối với Tổ hợp Công nghiệp quốc phòng Nga về dòng động cơ phản lực mới tối ưu về chi phí sử dụng và thời gian phục vụ.

Ngoài ra, yêu cầu về khả năng tàng hình của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 là yêu cầu khó về mặt kỹ thuật và cần những giải pháp mang tính đột phá.

- Advertisement -

Sự xuất hiện đầy bất ngờ của chiến đấu cơ thế hệ năm Su-57Infographic của máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 PAK FA. Ảnh: Sputnik

Để đảm bảo quá trình bay thử nghiệm của chương trình PAK FA, các nguyên mẫu T-50 phần lớn sử dụng phiên bản nâng cấp của động cơ AL-41F1, vốn là trang bị tiêu chuẩn của máy bay chiến đấu Su-35S. Trong thời gian đó, động cơ chính thức dành cho máy bay PAK FA với tên mã “sản phẩm số 30” tiếp tục được phát triển và hoàn thiện.

Thông tin chi tiết về động cơ “sản phẩm số 30” chưa được xác định, nhưng nó sử dụng cơ cấu cánh turbin phản lực, hệ thống điều khiển hoàn toàn mới. Động cơ mới dự kiến sẽ được sử dụng trên các nguyên mẫu T-50 ngay trong năm 2017.

Một điểm đặc biệt mới được các giới chức quốc phòng Nga tiết lộ là các nguyên mẫu T-50-6, 8 và 9 có khung thân được áp dụng sâu vật liệu tổng hợp compusite giúp gia cường kết cấu và tăng khả năng tàng hình của máy bay. Ngoài ra, đặc điểm khí động học của PAK FA cũng được tăng cường nhờ một số thay đổi nhỏ trong thiết kế gốc.

Hệ thống ra-đa, điện tử hàng không mới cũng tạo điều kiện cho PAK FA có thể tích hợp được các dòng vũ khí tấn công chính xác thế hệ mới nhất của Nga. Với các khoang chứa vũ khí lớn ở trong thân và gốc cánh (tăng khả năng tàng hình), PAK FA có thể mang khối lượng vũ khí lớn hơn nhiều so với đối thủ F-22 ở bên kia bờ đại dương.

“Trong các chuyến bay thử nghiệm vũ khí, các nguyên mẫu PAK FA đã có thấy kết quả tác chiến tuyệt vời”, Tư lệnh Không quân-vũ trụ Nga, Viktor Bondarev đánh giá.

Với các yêu cầu kỹ-chiến thuật đạt được sự kỳ vọng của giới chức quân sự Nga, quá trình thử nghiệm PAK FA có thể hoàn thành trong năm 2018 để sản xuất hàng loạt từ năm 2019.

“Đã sẵn sàng”

Phát biểu bên lề triển lãm hàng không MAKS-2017, tướng V. Bondarev cho biết, việc lắp ráp các máy bay PAK FA thành phẩm ở quy mô nhỏ đã được thực hiện với các mẫu T-50-9, 10 và 11. Khi tiếp nhận vào biên chế Không quân Nga, PAK FA sẽ có tên định danh chính thức là Su-57.

Màn trình diễn của các nguyên mẫu PAK FA tại MAKS-2017

Đánh giá về máy bay PAK FA, tướng V. Bondarev khẳng định: “Sẽ không có giới hạn về mặt y sinh học đối với phi công điều khiển máy bay PAK FA. Hệ thống máy bay với trí thông minh nhân tạo sẽ giúp tối ưu khả năng hoạt động của phi công trong điều kiện tác chiến cao độ”.

Xét ở nhiều yếu tố, PAK FA được trang bị hệ thống cảm biến có khả năng tự động hóa cao. Tướng V. Bondarev tuyên bố, hệ thống điện tử trên PAK FA giống như các tế bào thần kinh trên cơ thể con người. Nó có thể đảm bảo theo dõi tình trạng máy bay chi tiết vào chân thực nhất và thông báo thông tin lại cho phi công để đưa ra những quyết định tối ưu. Công nghệ này trước đây được biết tới là ePilot.

Nga dự kiến sẽ lắp ráp không dưới 1.000 máy bay PAK FA để trang bị cho lực lượng Không quân-vũ trụ Nga trước hết và nhu cầu xuất khẩu trong tương lai.

Chủ tịch Trung tâm Phân tích Chiến lược và Công nghệ Nga, Ruslan Pukhov đánh giá, PAK FA sẽ là đối thủ cạnh tranh với máy bay F-22 Raptor của Mỹ. Với những giải pháp kỹ thuật mới áp dụng trên PAK FA, máy bay thế hệ 5 của Nga sẽ có giá thành rẻ hơn nhiều so với sản phẩm của Mỹ.

Theo Quân đội nhân dân

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,400Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm