5.3 C
New York
Thứ Sáu, Tháng Ba 29, 2024

Quân đội, công an có bảng lương đặc thù thì giáo dục cũng nên thế?

- Advertisement -

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã trình Chính phủ dự thảo mới nhất về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục.

Theo đó, dự thảo về Luật Giáo dục sửa đổi, bổ sung 29 Điều và bổ sung 01 Điều mới và tập trung ở một số nội dung sau: Sửa đổi, bổ sung hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo; Sửa đổi, bổ sung quy định về giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên để đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở, định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông; xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.

Ngoài ra, sự thảo còn bổ sung một số quy định thể chế các chính sách của Đảng và phù hợp với các quy định hiện hành và giao thẩm quyền ban hành các quy chế, quy định liên quan đến hoạt động nhà trường cho phù hợp với Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 và sửa đổi các quy định, điều về kỹ thuật. 

Vừa qua, Bộ GD&ĐT cũng đã tổ chức hội thảo “Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục” để lấy ý kiến chuyên gia, đội ngũ giáo viên về dự thảo này. 

Quân đội, công an có bảng lương đặc thù thì giáo dục cũng nên thế?

Hội thảo “Góp ý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục”

Tại hội thảo, các lãnh đạo Sở giáo dục tại một số tỉnh đã góp ý đến vấn đề: Nâng cao trình độ giáo viên, miễn phí học phí đến hết bậc THCS và vấn đề lương giáo viên.

Liên quan đến vấn đề nâng cao trình độ của giáo viên, ông Nguyễn Thế Bình – Phó Giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang cho hay: “Hiện nay, tại Hà Giang, trình độ giáo viên viên tiểu học đạt trên chuẩn là hơn 70% và tôi biết ở nhiều tỉnh khác cũng vậy. Vì thế, việc nâng chuẩn  giáo viên tiểu học từ trình độ trung cấp lên cao đẳng là hợp lý.

- Advertisement -

Vấn đề cần lưu ý là chúng ta nên xây dựng một lộ trình chuẩn và cụ thể với giáo viên vùng sâu, vùng xa”.
Liên quan tới vấn đề này, ông Nguyễn Đức Hữu – Phó Vụ trưởng phụ trách Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) cho biết: “Việc nâng chuẩn trình độ giáo viên là phù hợp với xu hướng thế giới. Hiện nay một số nước có nền giáo dục tiên tiến đã nâng trình độ của giáo viên tiểu học là cần có trình độ thạc sĩ”.

Tính tháng 9/2017, 33/63 tỉnh thành phố có tỉ lệ 90% giáo viên tiểu học trên chuẩn, chỉ có 3 tỉnh là Hà Giang, Tuyên Quang và Lào Cai có tỉ lệ dưới 70% trong đó thấp nhất là Tuyên Quang, 63,86%. Đó chính là  lý do để ban soạn thảo đề xuất đưa việc nâng chuẩn trình độ giáo viên tiểu học vào dự thảo lần này.

Về mặt lộ trình thực hiện, những người còn công tác trong ngành từ 5 năm trở lên có trình độ trung cấp thì nâng chuẩn với các hình thức đào tạo linh hoạt. Với những người còn công tác từ 1-5 năm thì địa phương bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao trình độ nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới. Tất nhiên là không phải những người không có đủ tiêu chuẩn thì loại ra khỏi ngành”.

Về vấn đề tăng lương cho giáo viên, bà Nguyễn Thị Thu Huyền – Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Phú Thọ cho hay: “Lương giáo viên đã được quy định trong Nghị quyết 29 điều đó thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với giáo dục đặc biệt đối với đội ngũ giáo viên. Việc xếp lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp chắc chắn sẽ tạo động lực cho đội ngũ giáo viên và thu hút người có tài năng đầu quân cho ngành sư phạm.

Hiện nay, lương giáo viên đang rất thấp bởi lẽ lương khởi điểm của giáo viên tốt nghiệp cao đẳng ra trường chỉ ở mức lương khoảng 3,5 triệu đồng/ tháng, tốt nghiệp đại học khoảng 4 triệu đồng/ tháng. Quân đội, công an có bảng lương đặc thù thì tôi nghĩ giáo dục cũng nên thế”.

Cũng liên quan đến vấn đề lương giáo viên, ông Sầm Văn Du – Phó giám đốc Sở GD&ĐT tỉnh Bắc Kạn cũng cho hay: “Tăng lương là một trong những động lực để giáo viên cố gắng hơn, sáng tạo hơn. Khi thu nhập của giáo viên quá thấp, chưa đảm bảo cuộc sống thì sinh viên thờ ơ với ngành sư phạm cũng là điều dễ hiểu. Lương cao, cuộc sống chất lượng hơn thì đầu vào sư phạm tự nhiên cũng sẽ tăng cao.

Tại hội thảo, ông Mạc Đức Hạnh – Thanh tra viên của Sở GD&ĐT tỉnh Cao Bằng góp ý, tại Điều 25, Luật Giáo dục năm 2005 có quy định trường lớp mẫu giáo nhận trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi và trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi tại khoản 7 có nêu vấn đề này.

Tuy nhiên,  nên có quy định về việc các cơ sở giáo dục mầm non công lập phải nhận trẻ từ 3 tháng tuổi cụ thể như thế nào. Bởi lẽ hiện nay, đa số các trường mầm non tại tỉnh Cao Bằng thường chỉ nhận nhóm trẻ từ 18 tháng tuổi trở lên chứ nhóm trẻ 3 tháng tuổi thì Cao Bằng chưa thực hiện được như trong Luật. 

- Advertisement -

Vì thế, Luật Giáo dục sửa đổi nên có quy định bắt buộc đối với việc nhận trẻ 6 tháng tuổi bởi lẽ hiện nay, khi nữ giáo viên hết thời gian nghỉ thai sản phải gửi được con đến trường thì họ mới hoàn thành được công việc giảng dạy”.

- Advertisement -.

bài liên quan

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây

kết nối

67,403Thành viênThích
343Người theo dõiTheo dõi
24,400Người theo dõiĐăng Ký
- Advertisement -

bài mới

- Advertisement -

được quan tâm